♦ Bài viết trước: Diệt đế là gì? Chân lý về sự giải thoát, chấm dứt mọi đau khổ

Trong tiến trình của Tứ Diệu Đế, thì đức Phật nói về quả trước và nói về nhân sau. Đầu tiên đức Phật nói về quả đau khổ (Khổ đế), sau đó nói nguyên nhân của đau khổ (Tập đế), kế đến nói quả Niết bàn (Diệt đế), sau đó mới nói về con đường để đi đến Niết bàn (Đạo đế).

Và ở bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Đạo đế. Cũng chính là con đường duy nhất đưa chúng sinh vượt thoát khỏi đau khổ, đến với hạnh phúc an vui nơi Niết bàn.

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Đạo đế là gì?

Đạo đế là con đường tu tập, phương pháp tu tập nhằm đạt đến 03 mục tiêu, đó là:

1. Đoạn trừ mọi đau khổ

2. Đoạn trừ nguyên nhân của đau khổ (vô minh, ích kỷ, tham ái)

3. Chứng đắc hạnh phúc tuyệt đối của Niết bàn

dao-de (2)
Đạo đế – Con đường đi đến Niết bàn giải thoát.

Nói đến Đạo đế tức là nói về Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo thì Phật nói rất đơn sơ và cô đọng với 08 bước như sau:

1. Chánh kiến: Quan điểm, giáo lý tu hành đúng

2. Chánh tư duy: Suy nghĩ của tâm ta phải cho đúng

3. Chánh ngữ: Lời nói chân chính, đúng đắn

4. Chánh nghiệp: Làm những hành động đúng (tạo phước)

5. Chánh mạng: Nghề nghiệp mưu sinh đúng đắn

6. Chánh tinh tấn: Sự siêng năng, cố gắng đúng

7. Chánh niệm: Tâm có sự tỉnh giác để bắt đầu vào Thiền định

8. Chánh định: Thiền định đúng đắn.

Mỗi một chữ Chánh trên con đường Bát chánh đạo Phật dạy có vẻ đơn giản nhưng đều hàm chứa những ý nghĩa rộng lớn, sâu xa, màu nhiệm.

Ví dụ:

Nếu nói về sự hiểu biết thì Kinh điển, giáo lý của đức Phật hay các vị tổ sư… dù có rộng lớn, mênh mông cỡ nào, cũng đều không nằm ngoài Chánh kiến trong Bát chánh đạo.

Hoặc nói về sự tu hành, đạo Phật có những sự thực hành như: bồ tát hạnh, mật hạnh, phổ hiền hạnh, Quán âm hạnh, lục độ thập độ vạn hạnh… tức là dù chúng ta có thực hành vô số những hạnh nguyện cao thấp khác nhau từ những kinh Pháp hoa, Hoa nghiêm, Viên giác, bộ kinh Đại bát nhã (600 quyển)… thì cũng chưa hề ra khỏi Chánh nghiệp trong Bát chánh đạo.

Hay nói về chứng đắc trong thiền định, thì dù chúng ta có chứng được sơ thiền cho đến tứ thiền, hay chứng được từ không vô biên xứ định cho đến diệt tận định… nghĩa là dù ta có chứng đến mức thiền hay mức định có sâu đến đâu thì cũng không ra khỏi Chánh định trong Bát chánh đạo.

→ Xem thêm: Tứ Thiền – Bí mật về 4 tầng Thiền trong đạo Phật

dao-de (3)
Bát chánh đạo – Chân lý về con đường đưa đến giải thoát

Do đó, khi hiểu về Bát chánh đạo, ta phải có cái nhìn toàn diện và sâu sắc thì mới thấy được hết sự vĩ đại của chân lý về con đường đi tới giải thoát mà Phật đã chỉ dạy.

Trong kinh, Đức Phật có nói 4 câu kệ nổi tiếng sau:

Không bệnh lợi tối thắng

Niết bàn lạc tối thắng

Bát chánh – đường duy nhất 

Đến bình an bất tử

Dịch ra là:

Không bệnh là lợi hơn cả

Niết bàn là niềm vui hơn cả

Bát chánh đạo là con đường duy nhất 

Đến với bình an bất tử

Trong 2 câu đầu Phật muốn nói đến hai trạng thái hạnh phúc mà con người có thể đạt được, đó là:

– Không bệnh là lợi hơn cả: Nghĩa là trên đời này dù có nhận về bao nhiêu lợi ích tiền bạc, danh vọng, nhà lầu, xe hơi… thì cũng không bằng được lợi ích về sức khỏe. Nếu có bệnh thì những lợi ích khác cũng trở nên vô nghĩa do ta không có sức khỏe để thụ hưởng.

– Niết bàn là niềm vui hơn cả: Nghĩa là dù trên đời có bao nhiêu niềm vui, sự khoái lạc thì cũng chỉ như bèo bọt so với Niết bàn vĩ đại. Cho nên nói về niềm vui thì đừng nên bám víu vào những trò vui thế gian tầm thường mà đánh mất niềm vui tuyệt đối của Niết bàn.

Còn 2 câu cuối thì đức Phật mới thực sự ca ngợi Bát chánh đạo là con đường duy nhất đến với sự an lạc, hạnh phúc, bình an vĩnh hằng, bất tử.

Trong Bát chánh đạo, thì chữ  “Chánh” dịch theo nghĩa hán việt nghĩa là: Ngay, thẳng. Hiểu theo cách trừu tượng hơn thì có nghĩa là: Đúng đắn. Đối lập với chữ “” nghĩa là: Cong, hay hiểu trừu tượng hơn là: Sai trái

Bát chánh đạo là con đường đúng đắn gồm 08 bước để đạt đến sự giải thoát, giác ngộ.

Nói là 08 bước cho dễ hiểu, chứ thực ra không phải là ta đi hết bước này rồi mới đến bước kia. Mà 08 bước này cần phải thực hành viên mãn cùng lúc. 

bat-chanh-dao-la-gi (3)
Bát chánh đạo

Để dễ hiểu hơn thì có thể hình dung 08 bước trong Bát chánh đạo có thể ráp lại với nhau thành một chiếc bánh xe có 8 nan hoa, mà mỗi chữ “Chánh” là một nan hoa trong cái bánh xe đó, khi bánh xe chuyển động thì cả 08 nan hoa cũng cùng chuyển động.

Và đương nhiên sẽ có cái chuyển động trước và cái chuyển động sau theo thứ tự của các chữ “Chánh”  (từ Chánh kiến đến Chánh định) trong Bát chánh đạo đã liệt kê phía trên.

Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

(được thực hiện bởi phattutaigia.com)


Thiền Đạo Phật (Zalo)

Lời kết

Nói về Đạo đế thì có lẽ một bài viết cũng không thể nói hết được bởi ý nghĩa thâm sâu và vi diệu của nó.

Bài viết này chỉ trình bày những điều sơ đẳng nhất về Đạo đế để quý vị có thể hiểu được phần nào và dễ dàng hình dung về con đường mà Phật đã dạy để vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi đến với hạnh phúc niết bàn tuyệt đối.

Cho nên để hiểu sâu sắc hơn về Đạo đế trong Tứ Thánh đế. Mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài giảng của TT.TS Thích Chân Quang (Trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

(Bấm ▶️ để xem)

Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

♦ Bài viết tiếp: Chánh kiến là gì? Bước đầu tiên trong tu tập Bát chánh đạo

4.9/5
4.7/5

3 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *