♦ Bài viết trước: Tập đế là gì? 10 nguyên nhân khiến con người đau khổ trong luân hồi

Khi thuyết về Tứ Diệu Đế, Ðức Phật nói về phương diện khổ đau trước, rồi mới nói về phương diện an lạc, hạnh phúc. Sau khi giãi bày đầy đủ nguyên nhân đưa đến đau khổ; Đức Phật mới thuyết về con đường thoát khỏi đau khổ và đưa đến sự an lạc tuyệt đối. Nói cách khác là sau khi Phật dạy xong Khổ đếTập đế, rồi Ngài mới dạy đến Diệt đếĐạo đế.

Nếu chỉ biết đến Khổ, Tập trong Tứ thánh đế, thì nhiều người nghĩ rằng đạo Phật là bi quan, gieo vào lòng người sự chán đời, hoặc khiến người ta thấy cuộc đời xấu xa, đau khổ. Nhưng không, Ðạo Phật không đơn giản như thế. Ðạo Phật trình bày cho mọi người nhìn thấy cái hiện tại đen tối của mình; Cái hoàn cảnh xấu xa, có nhiều sự sự khuyết thiếu; Rồi sau đó mới chỉ ra có một nơi an vui, hạnh phúc vĩnh hằng và con đường để đi đến đó.

Một giáo lý như thế, không thể gọi là bi quan được. Đó chính là yêu đời, lạc quan và trí tuệ. Cảnh giới mà Ðức Phật trình bày cho chúng ta thấy ở đây là một cảnh giới hoàn toàn trái ngược với cảnh giới tối tăm, sầu khổ, đớn đau mà chúng ta đang sống. Cảnh giới ấy ngập tràn hạnh phúc, an lạc. Và cảnh giới ấy chính là Diệt đế.

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Diệt đế là gì?
  • Niết bàn là gì?
  • Lời kết
  • Diệt đế là gì?

    diet-de (2)
    Diệt đế (ảnh minh họa)

    Nhiều người hiểu chữ “Diệt” trong Diệt đế là một động từ như: tiêu diệt, diệt trừ… Nhưng thực ra, chữ “Diệt” ở đây là một danh từ chỉ một trạng thái chấm dứt, dập tắt mọi đau khổ, một trạng thái hạnh phúc tuyệt đối, an lạc vĩnh hằng, một cảnh giới Niết bàn tịch tịnh không thể diễn tả bằng ngôn ngữ.

    Diệt đế ở đây cũng chính là Niết bàn, không bị sinh tử luân hồi khổ đau ràng buộc.

    Niết bàn là gì?

    Niết-bàn hay Niết-bàn na hay Nê hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra. Niết-bàn có nhiều nghĩa như sau:

    Niết (Nir) là ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê, Niết-bàn là ra khỏi rừng mê.

    Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết-bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi.

    Chữ “Bàn” cũng có nghĩa là không ngăn ngại. Niết-bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa. Song tóm lại không ngoài ba nghĩa: Bất sanh, giải thoát, tịch diệt.

    + Bất sanh: Nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi.

    + Giải thoát: Nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyễn ngã, huyễn pháp.

    + Tịch diệt: Nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn gốc mê lầm.

    Vì lẽ Niết-bàn có nhiều nghĩa như thế, nên trong kinh thường để nguyên âm mà không dịch nghĩa.

    diet-de (1)
    Phật nhập Niết bàn (ảnh minh họa)

    Niết bàn được chia làm 2 loại gồm:

    1. Hữu dư y Niết-bàn (Niết-bàn chưa hoàn toàn): Từ quả vị thứ nhất Tu đà hoàn đến quả vị thứ ba A na hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệu, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn. 

    Sự an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại, nên gọi là Niết-bàn hữu dư y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sinh tử trong năm bảy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sinh tử mà vẫn được tự tại, chứ không bị ràng buộc như chúng sinh.

    2. Vô dư y Niết-bàn (Niết-bàn hoàn toàn): Ðến quả vị A-la-hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sinh ngã chấp, nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. 

    Sự sinh tử không còn buộc ràng vị này được nữa, nên gọi là Niết-bàn vô dư y. Ðây là quả vị cao tột của hàng Thanh văn. Ðến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế, nên được tự tại giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi.

    Xem thêm: Bí mật của Tứ thánh quả trong Thiền Đạo Phật

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Diệt đế hay Niết bàn cũng chính là mục tiêu cuối cùng của sự tu tập trong đạo Phật. Niết bàn cũng có rất nhiều cách hiểu, nhưng chỉ có những vị chứng A la hán mới có thể thấy hết được Niết bàn mà Phật muốn nói.

    Để hiểu sâu sắc hơn về Diệt đế hay Niết bàn, mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài giảng của TT.TS Thích Chân Quang (Trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Đạo đế là gì? Chân lý về con đường đưa đến sự giải thoát giác ngộ

    4.9/5
    4.7/5

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *