Bài viết trước: Bát chánh đạo là gì? Ý nghĩa của Thiền trong Bát chánh đạo

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ các định nghĩa về Thiền một cách tổng thể và khách quan dựa trên những giáo lý của đức Phật để việc tu tập cho bản thân và hướng dẫn người khác được đúng đắn và đạt kết quả viên mãn, tránh vấp phải tà kiến hay những lối tu lệch lạc.

Vậy, Thiền định là gì? Có những định nghĩa như thế nào về Thiền định, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • 1. Thiền là công việc làm an định nội tâm
  • 2. Thiền là trạng thái của một nội tâm an định
  • 3. Thiền là cả một đời sống đẹp
  • 4. Thiền là một phong cách điềm đạm
  • 5. Thiền là một phong cách vui vẻ
  • Lời kết
  • 1. Thiền là công việc làm an định nội tâm

    thien-dinh-la-gi (2)
    Thiền là công việc làm an định nội tâm

    Nếu định nghĩa Thiền là một công việc làm an định nội tâm thì Thiền là một động từ. Đó là sự thực hành, sự tu tập của nội tâm, không mang ý nghĩa hành động của thân thể bên ngoài.

    Nếu có những phương pháp kết hợp việc tu tập nội tâm với các động tác của cơ thể thì các động tác đó cũng chỉ là phụ, việc thực hành bên trong tâm mới là điểm chính yếu. Ví dụ như kinh hành (Thiền đi), trà đạo (Thiền uống trà), cung đạo (Thiền bắn cung)…

    Khi nói rằng thiền trong mọi oai nghi, mọi hoàn cảnh có nghĩa là luôn cố gắng làm cho tâm được thanh tịnh trong khi đang làm việc hay đang giải quyết công việc bên ngoài. 

    Hành giả phải giống như chia tâm ra làm hai, một dành để giải quyết công việc, một dành để kiểm soát tâm. Tuy cực khổ, nhưng công đức tu hành như vậy rất lớn.

    2. Thiền là trạng thái của một nội tâm an định

    thien-dinh-la-gi (3a)
    Thiền là trạng thái của một nội tâm an định

    Định nghĩa thứ hai này cho Thiền có ý nghĩa một danh từ. Đó là một trạng thái nội tâm đã khác hẳn với lúc còn lăng xăng xao động.

    Tuy nhiên tùy theo mức độ bớt vọng tưởng mà tâm sẽ có những trạng thái khác nhau.

    Trạng thái căn bản đầu tiênChánh niệm Tỉnh giác. Đó là lúc tâm bắt đầu không còn xao lãng, thường xuyên nhớ được sự dụng công của mình. Vọng tưởng tuy còn nhưng bị phát hiện ngay khi vừa mới chớm khởi, nên không thể làm mê mờ tâm, không dẫn tâm đi lang thang từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác.

    Tâm có trạng thái rỗng rang sáng tỏ, nhẹ nhàng. Càng vào sâu trong định thì càng có nhiều trạng thái thù thắng xảy ra, cùng với việc lắng yên vọng tưởng thì sức tỉnh giác cũng càng lúc càng mạnh.

    Không bao giờ Thiền có nghĩa là nội tâm yên lắng và mờ mịt. Thiền luôn luôn phải là vừa không vọng tưởng, vừa tỉnh giác, sáng tỏ

    Đó cũng là lý do tại sao khi bắt đầu tu tập Thiền, chúng ta phải tập biết toàn thân, biết hơi thở, biết nội tâm…

    Vọng tưởng được hóa giải, được kiểm soát bởi cái biết chứ không phải bởi sự tránh né hay che lấp (Có người đã tránh né vọng tưởng bằng cách nghĩ về một vấn đề nào đó; Có người đã che lấp vọng tưởng bằng cách giữ trong tâm một hình tượng đẹp

    Xem thêm: Thiền là gì? Khái niệm về thiền theo quan điểm của đạo Phật.

    Ưu điểm của việc biết rõ vọng tưởng là càng đi sâu, ta càng phát hiện những sai lầm trong đạo đức của mình để chỉnh sửa. Những phương pháp tránh né hay che lấp thì không có được ưu điểm này.

    Để giúp cho cái biết được mạnh và sáng, chúng ta tuyệt đối không bao giờ được dằn ép, gồng bộ não, chăm chú quá sức. Chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng biết rõ toàn thân thì dần dần cái biết sẽ mạnh lên một cách tự nhiên.

    Toàn thân chúng ta là một bộ máy đặc biệt, sẽ giúp cho sức tỉnh giác mạnh lên khi ta thường xuyên biết rõ toàn thân.

    3. Thiền là cả một đời sống đẹp

    thien-dinh-la-gi (2)
    Thiền là cả một đời sống đẹp

    Với định nghĩa thứ ba, Thiền là một bức tranh tổng thể của một đời sống tốt đẹp trên nhiều phương diện.

    Dĩ nhiên căn bản của Thiền vẫn là một nội tâm an tĩnh, nhưng người ta vẫn đòi hỏi Thiền cũng phải là cả một đời sống thánh thiện, chuẩn mực, mà vẫn ung dung, tiêu sái (phóng khoáng, thanh cao), khôn ngoan và đầy trí tuệ.

    Vì đỉnh cao của nội tâm thuần thiện chính là nội tâm an định, nên tận trong sâu thẳm tâm hồn, ai cũng cho rằng người tu Thiền phải có một đời sống đạo đức đầy giới hạnh. 

    Nếu ai hiểu Thiền chỉ là nội tâm an định mà không liên quan gì đến đạo đức thì họ đã hiểu sai. Một người tu Thiền phải luôn luôn rất đạo đức thánh thiện.

    » Người tu Thiền cũng biết kiểm soát tâm nên luôn biết kiềm chế bản thân trước những trò vui quá đáng. Vì vậy đời sống họ rất chuẩn mực nghiêm túc. Họ có thể khôi hài, nhưng không bao giờ giỡn cợt. Họ biết chiêm ngưỡng nghệ thuật, nhưng không bao giờ say đắm.

    » Người tu Thiền là người không bị cố chấp nên rất ung dung tiêu sái. Những lề thói vô ích ràng buộc con người sẽ không còn được chấp nhận. Những hình thức lòe loẹt phô trương sẽ không còn được xem nặng. 

    » Người tu Thiền chú trọng vào giá trị chân thật của Đạo đức, an vui, trí tuệ.

    » Người tu Thiền thường xuyên kiểm soát rõ chính mình nên lâu ngày trở nên tinh tế với những sự việc bên ngoài. Cũng nhờ như thế mà trí tuệ dần dần phát triển. 

    » Người tu Thiền có thể nhận định mọi điều trong cuộc sống sâu sắc hơn, thấu đáo hơn, và do vậy cũng trở nên khôn ngoan hơn. 

    Ngoài ý nghĩa chính là sự an định nội tâm, người tu Thiền luôn được đánh giá cao về toàn bộ tư cách và trí tuệ. Do vậy, khi hòa nhập với cuộc sống, người ta không còn gọi là tu thiền, mà gọi là sống thiền.

    4. Thiền là một phong cách điềm đạm

    thien-dinh-la-gi (3)
    Thiền là một phong cách điềm đạm

    Điềm đạm có nghĩa ngược với vội vã, hấp tấp, vụt chạc. Người điềm đạm không bao giờ mở miệng nói khi chưa biết chắc là lời nói sẽ tốt đẹp, cũng như không bao giờ quyết định làm khi chưa biết chắc kết quả của việc làm.

    Chính sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nói hay làm khiến người tu Thiền có phong cách điềm đạm. 

    Điều này có nguyên nhân từ những giờ phút ngồi thiền yên lặng quan sát chính mình, diệt trừ những vọng động tầm thường từ trong sâu kín.

    Khi tâm yên lắng hơn, chúng ta sẽ bỏ đi những lời nói hay việc làm vô nghĩa, chỉ thích nói những điều có giá trị chân thật. Từ đó, người tu Thiền tự kiềm chế không cho phép mình nói hay làm bừa bãi.

    Ngoài ra điềm đạm còn có nghĩa là không thích bày tỏ nhiều nên ít nói, chỉ nói khi thật sự cần thiết. 

    Người tu Thiền có tiến bộ thì tự nhiên không còn tâm ham muốn cho mọi người phải để ý đến mình. Đôi khi chúng ta phải gánh vác công việc được thầy bạn giao phó, nhưng chỉ lo toan công việc vì lợi ích mọi người, chứ không vì sự nổi trội cá nhân. 

    Tuy nhiên chúng ta cũng nên phân biệt với người ít nói vì không biết gì để nói, cục mịch, ngây ngô, khờ khờ. 

    Không phải người ít nói nào cũng là người thâm trầm điềm đạm. Có những người ít nói nhưng lại là người rất nóng tính. Có những người ít nói nhưng rất hiểm độc, để tâm lâu dài những điều người khác làm phật lòng và mong có dịp trả đũa.

    5. Thiền là một phong cách vui vẻ

    thien-dinh-la-gi (6)
    Thiền là một phong cách vui vẻ

    Điều đặc biệt là ở người tu Thiền lại có phong cách vui vẻ, mặc dù điềm đạm.

    Đôi khi chúng ta bắt gặp những hình tượng trong truyện hay phim về những vị anh hùng điềm đạm, thâm trầm, khó hiểu và đôi khi phảng phất nét buồn buồn lãng mạn.

    Phong cách đó không giống với người tu Thiền. Người tu Thiền tuy ít nói nhưng gương mặt lại hoan hỷ nhẹ nhàng. 

    Chúng ta sẽ thấy người tu Thiền có vẻ như vừa không chất chứa gì trong tâm, vừa có cái gì quý giá tràn đầy trong đó. Ta thấy người tu Thiền vừa sắc bén, nhưng lại vừa thân thiện dễ gần.

    Tuy nhiên, dù có phong cách vui vẻ, nhưng người tu Thiền lại biết ưu tư trăn trở trước vận mệnh của Phật Pháp, không bao giờ làm người vô trách nhiệm.

    Phật Pháp thịnh hay suy đều có nguyên nhân từ nơi sự tu hành và hoằng hóa của đệ tử Phật, không phải ngẫu nhiên. Do đó, người đệ tử Phật tu pháp môn Thiền định luôn nhận hoàn toàn trách nhiệm về phía mình.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Qua bài học này, chúng ta đã tìm hiểu về 5 định nghĩa về Thiền định một cách căn bản và khách quan. Là người Phật tử, tu hành theo giáo lý của Đức Phật, chúng ta cần trang bị một cái nhìn tổng thể và đúng đắn để tu học cho bản thân và hướng dẫn cho người khác.

    Bài tập: Từ những định nghĩa trên về Thiền định. Hãy tự suy nghiệm về những điều hợp hoặc chưa hợp với phong cách của Thiền của bản thân mình.

    Bạn có thể trả lời ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    Bài viết tiếp: Thiền và Não bộ – Cơ chế sinh lý của Thiền (Thiền học 4)

    4.9/5
    4.7/5

    9 bình luận

    1. Cảm ơn admin, mình tu thiền nhưng đôi khi vẫn hay vội vàng hấp tấp đặc biệt là trong lời nói, có lẽ do chưa kiểm soát tâm được tốt. Mong rằng ad ra thêm những bài viết hướng dẫn về thiền để mh có thể tìm ra và tu sửa những lỗi sai.. A di đà phật

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *