Là người học Phật mà không biết đến Tứ Diệu Đế thì giống như là không hiểu và không biết về cội nguồn của đạo Phật.

Tứ diệu đế là bài kinh đầu tiên Phật thuyết kể từ khi Ngài ngộ đạo. Đây cũng được xem như một bài kinh tuyên ngôn của đạo Phật, là dấu mốc quan trọng khai sáng cho cả nhân loại.

Vậy, Tứ Diệu Đế là gì? Tại sao khi một người đệ tử học Phật thì nhất định phải tìm hiểu về Tứ Diệu Đế? Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Tứ Diệu Đế là gì?
  • Khổ đế
  • Tập đế
  • Diệt đế
  • Đạo đế
  • Lời kết
  • Tứ Diệu Đế là gì?

    Dịch theo câu từ thì…

    Tứ: là Bốn

    Diệu: là vi diệu, màu nhiệm

    Đế: là sự thật, sự chắc chắn, chân lý

    tu-dieu-de-la-gi (2)
    Phật thuyết kinh Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như

    Như vậy, Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) là Bốn Sự Thật Màu Nhiệm, gồm:

    Sự thật về khổ (Khổ đế);

    Sự thật về nguyên nhân của khổ (Tập đế);

    Sự thật về hết khổ (Diệt đế);

    Sự thật về con đường dẫn đến hết khổ (Đạo đế).

    Tứ Diệu Đế là bài kinh đầu tiên Đức Phật thuyết (kể từ khi Ngài ngộ đạo) cho 5 anh em Kiều Trần Như (05 đệ tử đầu tiên của Phật), đây dường như là một một khám phá vĩ đại chưa từng có trong lịch sử tu tập tâm linh của loài người.

    Bốn chân lý vĩ đại là thế, nhưng Phật diễn đạt cô đọng chỉ trong 4 chữ: Khổ, tập, diệt, đạo.

    Chân lý Tứ Diệu Đế là những đề tài muôn thuở, vi diệu, khó có thể nói hết qua được một bài, nhưng chúng ta có thể điểm sơ qua về nội dung chính về 04 chân lý mùa nhiệm của Tứ Diệu Đế như sau:

    ♦ Khổ đế: Là chân lý về sự khổ, được Đức Phật chia ra làm 8 loại khổ mà con người phải chịu đựng trong kiếp sống của mình, gồm:

    1. Sinh khổ: Sống trên đời là khổ

    2. Lão khổ: Già là khổ

    3. Bệnh khổ: Bệnh là khổ

    4. Tử khổ: Chết là khổ

    5. Ái biệt ly khổ: Thương yêu mà phải xa cách nhau là khổ

    6. Oán tắng hội khổ: Ghét nhau mà phải sống bên cạnh nhau là khổ

    7. Cầu bất đắc khổ: Cầu mà không được như ý là khổ

    8. Ngũ ấm thạnh khổ: Thân và tâm này là khổ

    tu-dieu-de-la-gi (3)
    Đời vốn là bể khổ vô biên – Khổ đế (ảnh minh họa)

    Xem thêm: Cầu siêu là gì? Những trường hợp nào cần được cầu siêu?

    ♦ Tập đế: Là chân lý về nguyên nhân của sự khổ. Và sau đây là 10 nguyên nhân, nguồn gốc của sự khổ:

    1. Tham: Là tham lam của cải và ái dục

    2. Sân: Là nóng giận, sân hận, tức giận

    3. Si: Là si mê, mờ mịt, đắm chìm, ngược lại với sáng suốt, thấu suốt…

    4. Mạn: Là kiêu mạn, tự cao, tự cho mình hơn người khác

    5. Nghi: Là nghi ngờ, không có lòng tin với chánh pháp, không tin tưởng lẫn nhau.

    6. Thân kiến: Là sự ích kỷ, vì mình (không vì người), chấp vào thân ngũ ấm

    7. Biên kiến: Là thiên vị, chấp về một bên, nghiêng về một phía.

    8. Kiến thủ: Là bảo thủ, chấp chặt vào những quan điểm, hiểu biết sai lầm của mình.

    9. Giới cấm thủ: Là bảo thủ, chấp vào những lề thói, hủ tục hay giáo điều của ngoại đạo, tà giáo, không đưa đến sự giải thoát.

    10. Tà kiến: Là tin theo lối tà, tin vào những sự không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả.

    tu-dieu-de-la-gi (4)
    Nguyên nhân về sự khổ – Tập đế (ảnh minh họa)

    Xem thêm: Giải mã bí ẩn “Sau khi chết sẽ đi về đâu” trong đạo Phật.

    ♦ Diệt đế: Là chân lý về sự hết khổ hay chấm dứt khổ đau. Diệtchấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay sự dập tắt phiền não (là nguyên nhân đưa đến đau khổ) và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là tồn tại một sự hạnh phúc an lạc vĩnh hằng.

    Diệt đế còn đồng nghĩa là Niết bàn, không còn bị sinh tử luân hồi khổ đau ràng buộc. Niết bàn là sự thanh tịnh và là hạnh phúc tuyệt đối. 

    Niết bàn còn được diễn tả dưới nhiều danh từ khác nhau tiêu biểu như: ” Vô sanh, Giải thoát, Vô vi, Vô lậu, Đáo bỉ ngạn, Tịch tĩnh, Chân như, Thực tướng, Pháp thân”. 

    Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Mà đây là trạng thái an lạc hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý vắng lặng, không còn Tham, sân, si…

    tu-dieu-de-la-gi (5)
    Có chỗ chấm dứt sự khổ – Diệt đế (ảnh minh họa)

    ♦ Đạo đế: Là chân lý về con đường đưa đến sự hết khổ, hay giác ngộ. Và con đường ấy chính là Bát chánh đạo – được ví như bánh xe có 8 nan hoa giúp con người vượt qua vòng lặp luân hồi sinh tử. 

    Bát chánh đạo là những chỉ dẫn của đức Phật về cách thực hành tu tập nhằm đưa con người thoát khỏi mọi bám chấp và vọng tưởng, nó như một thánh dược giúp đối trị khổ đau và hiển lộ trí tuệ hiểu biết về bản chất chân thực của vạn pháp. 

    Bát chánh đạo gồm tám chi phần hay tám khía cạnh thực hành khác nhau nhưng đó không phải là những khía cạnh hay các bước thực hành độc lập, mà là từng bước, từng bước có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời, bước nọ tiếp nối bước kia và cần được thực hành đồng thời.

    Giống như một bánh xe muốn lăn hết một vòng thì cả 08 nan hoa cùng phải tham gia vòng chuyển động và phải lăn tuần tự đủ hết cả 08 cái nan hoa.

    bat-chanh-dao-la-gi (3)
    Có con đường đi đến sự hết khổ – Bát Chánh Đạo

    Bát chánh đạo có 08 chi, gồm:

    1. Chánh kiến: Là sự hiểu biết đúng đắn (về đạo lý về giáo pháp)

    2. Chánh tư duy: Là suy nghĩ đúng đắn (thanh lọc, loại bỏ ý nghĩ bất thiện, chỉ giữ lại ý nghĩ thiện)

    3. Chánh ngữ: Là lời nói đúng đắn

    4. Chánh nghiệp: Là việc làm đúng đắn (làm phước)

    5. Chánh mạng: Là nghề nghiệp, kế sinh nhai chân chính, đúng đắn (Không kiếm tiền bằng những nghề trái với đạo đức)

    6. Chánh tinh tấn: Là sự siêng năng, cố gắng đúng đắn (để thực hiện 7 chi còn lại của Bát chánh đạo)

    7. Chánh niệm: Là sự chú tâm, tỉnh giác trong từng giây từng phút, nhận biết rõ những gì đang diễn ra trong cả thân và tâm để phát hiện và diệt trừ những ý nghĩ, lời nói và hành động sai lầm.

    8. Chánh định: Là phương pháp thiền định đúng đắn để đưa đến sự giải thoát, giác ngộ viên mãn.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Tứ Diệu Đế là một bài kinh vô cùng quan trọng dành cho người bắt đầu học Phật, ta không thể hiểu được sự thâm sâu vi diệu cũng như cội nguồn của đạo Phật nếu không hiểu được về Tứ Diệu Đế. 

    Mặc dù nội dung của Tứ Diệu Đế chỉ cô đọng lại trong 4 chữ: Khổ, Tập, Diệt Đao. Nhưng ý nghĩa của nó là vô cùng, vô tận, không thể nói hết. Do đó, đây chỉ là bài mở đầu mang tính khái quát nhằm giúp quý vị độc giả nắm được tổng quan về Tứ Diệu Đế.

    Ở những bài tiếp theo, PhatTuTaiGia.com sẽ cùng bạn đi sâu phân tích, tìm hiểu từng khía cạnh chi tiết của của Tứ Diệu Đế, bởi đây là một bài kinh cực kỳ quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu về đạo Phật. Đừng bỏ lỡ nhé!

    Bạn để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Khổ đế là gì? 08 cái khổ “thâm căn cố đế” của đời người

    4.9/5
    4.7/5

    3 bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *