♦ Bài viết trước: Đạo đế là gì? Chân lý về con đường đưa đến sự giải thoát giác ngộ

Bài trước có giới thiệu tổng quan về Bát chánh đạo (Đạo đế), bài hôm nay chúng ta cùng đi vào chi tiết từng phần trong Bát chánh đạo. Và bước đầu tiên trong Bát chánh đạo chính là Chánh kiến.

Vậy, Chánh kiến là gì? Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Chánh kiến là gì?
  • Hiểu thế nào về Chánh kiến
  • Lời kết
  • Chánh kiến là gì?

    Trong 08 bước của Bát chánh đạo (gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) thì chánh kiến là đứng ở vị trí đầu tiên như một hàm ý mà Phật muốn ta phải tu tập trước hết.

    bat-chanh-dao-la-gi (6)

    Chánh kiến là quan điểm, sự hiểu biết về cuộc đời, về đạo lý, về sự tu hành phải cho đúng.

    Từ có sự hiểu biết đúng, ta sẽ có những suy nghĩ đúng (chánh tư duy). Và nhờ có suy nghĩ đúng ta có những lời nói đúng (chánh ngữ). Từ có lời nói đúng ta sẽ có những việc làm đúng (chánh nghiệp) còn gọi là tạo phước.

    Và khi có những hành động đúng mang lại lợi ích cho đời, cho người ta sẽ có một nghề nghiệp chân chính đúng đắn (chánh mạng). Từ nghề nghiệp đó, ta có đời sống vật chất ổn định rồi mới bắt đầu hướng đến sự siêng năng, chuyên cần tu hành cho đúng (chánh tinh tấn).

    Khi có chánh tinh tấn, ta tu hành theo một phương pháp (như thiền định) để có được sự tỉnh giác thường hằng, không xao lãng (chánh niệm). Và khi thành tựu được chánh niệm (phá bỏ 5 triền cái) tâm bắt đầu có sự chứng đắc được từng mức thiền định (chánh định).

    Cuối cùng, khi thành tựu chánh định ta sẽ chứng được Diệt đế là đạo quả trí tuệ và giải thoát. 

    Đó là trình tự rất logic trong Bát chánh đạo mà Phật đã thiết lập ra, nghe một cách đơn giản nhưng lại cực kỳ hợp lý, sâu sắc và thực tế. Cái hay của Bát chánh đạo là rất thực tế, rất hợp với nhân quả, không ai có thể bẻ ngược hay thêm bớt được trình tự của con đường này.

    Chúng ta chỉ có thể dựa vào Bát chánh đạo để đào sâu thêm trong sự tu tập, bởi đây là điều mà ba đời chư Phật đều nói theo đúng như vậy.

    Hiểu thế nào về Chánh kiến

    Chánh kiến là quan điểm đúng, mà muốn có được quan điểm đúng ta phải có được 02 sự hiểu biết cho đúng, đó là:

    1. Sự hiểu biết đúng về giáo lý, về Phật pháp

    2. Sự hiểu biết đúng về đạo lý, về cuộc đời

    Bởi chúng ta tu hành ở ngay bên trong cuộc đời này (chứ không phải trốn tránh cuộc đời). Do vậy, người đệ tử Phật có chánh kiến là người hiểu biết cuộc đời rất sâu sắc.

    chanh-kien-la-gi (1)
    Sự hiểu biết đúng (ảnh minh họa)

    Theo tính logic trong Bát chánh đạo thì cái Chánh đạo phía trước sẽ tạo ra cái Chánh đạo phía sau (như đã nói phía trên)

    Nhưng ngược lại những Chánh đạo phía sau, lại quay trở về củng cố những Chánh đạo phía trước. 

    Ví dụ khi ta nói về bố thí (chánh ngữ) thì ta sẽ dễ dàng thực hiện hành động bố thí (chánh nghiệp). Nhưng khi ta đã thực hiện bố thí rồi thì ta lại thấy rằng không phải cứ bố thí một cách bừa bãi là đúng, ví dụ có người nhận sự bố thí của ta để làm những việc không đúng, do đó khi ta nói về bố thí (chánh ngữ) ta sẽ nói một cái dè dặt và có cân nhắc hơn, làm cho việc thực hành chánh ngữ ngày càng đúng hơn.

    Giá trị căn bản của một con người trên đời này là phước, người có phước sẽ rất dễ được mọi người tôn trọng, và cũng rất dễ có được cái thứ mình muốn, còn người thiếu phước thì ngược lại. Nên cái chánh kiến đầu tiên mà người đệ tử Phật cần hiểu biết đó chính là về luật nhân quả, về việc tạo phước.

    Chúng ta tu từ chánh kiến cho tới chánh định, nhưng khi có được chánh định rồi (tức có kết quả tâm linh rồi) sẽ quay trở lại khiến sự hiểu biết trở nên sâu sắc và sáng suốt hơn.

    Cho nên để có được chánh kiến thì ngoài việc ta không ngừng nỗ lực học hỏi, thì ta phải cần phải thường xuyên thực hành 7 chánh đạo phía sau. Bởi mỗi sự thực hành sẽ giúp ta ngày càng tiến về gần hơn với cái đúng tuyệt đối của chư Phật.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Chánh kiến là một bước rất quan trọng đối với người bắt đầu tu hành trong đạo Phật, đây là nền tảng giúp ta đi đúng những chánh đạo phía sau. 

    Việc thực hiện những chánh đạo phía sau (chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp…) sẽ góp phần bổ trợ cho Chánh kiến. Do đó, việc thực hành 8 chánh đạo cần được thường xuyên và liên tục để không ngừng đạt tới sự viên mãn trong tu hành.

    Để hiểu sâu sắc hơn về Chánh kiến là gì, mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài giảng của TT.TS Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Chánh tư duy là gì? Bước thứ hai trong tu tập Bát Chánh đạo

    4.9/5
    4.7/5

    2 bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *