♦ Bài viết trước: Thiền là gì? Khái niệm về thiền theo quan điểm của đạo Phật.

Khi thành tựu giác ngộ, Đức Phật đã dạy đệ tử của ngài rằng: Tu hành bất kỳ pháp môn nào đều phải nương tựa theo Bát chánh đạo. Đây cũng chính là con đường đưa đến sự giải thoát.

Vậy Bát Chánh Đạo là gì? Ý nghĩa của Thiền nằm ở đâu trong Bát Chánh Đạo? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Bát chánh đạo là gì?
  • Vị trí của Thiền trong Bát chánh đạo.
  • Lời kết
  • Bát chánh đạo là gì?

    Bát chánh đạo hay còn được gọi là Bát Thánh Đạo hoặc Bát Chính Đạo đó chính là con đường đưa đến sự giải thoát giác ngộ (gắn liền với Đạo Đế mà Phật đã thuyết giảng khi mới thành đạo) – Đây cũng là con đường tu hành cổ xưa nhất của Phật giáo.

    Theo nhiều nhà diễn dịch, Bát chánh đạo là con đường gồm 8 chi. Tám chi này được chia thành 3 yếu tố về mặt đạo đức, trí tuệtinh thần.

    Tám chi trong Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh Kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và cuối cùng là Chánh định

    bat-chanh-dao-la-gi (3)
    Tám chi trong Bát chánh đạo

    8 con đường trong Bát chánh đạo được khắc họa như một chiếc bánh xe có 8 nan hoa tựa như bánh xe cuộc đời của mỗi con người. Chỉ khi đi hết những nan hoa ấy thì con người mới có thể tiến thẳng đến sự giải thoát viên mãn.

    Bát chánh đạo cũng được chia thành 3 chi phần lớn gồm có: 

    Giới thánh đạo: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng

    Định thánh đạo: Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

    Tuệ thánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy

    Giới – Định – Tuệ là 3 bước căn bản trong việc tu hành các pháp môn để đạt đến trí tuệ cao siêu của sự giác ngộ. Các chi phần trong Bát chánh đạo đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.

    Vì vậy trong tu tập Thiền định nói riêng thì Bát chánh đạo cần phải được áp dụng một cách toàn diện, triệt để và đi theo một lộ trình chặt chẽ.

    Vị trí của Thiền trong Bát chánh đạo.

    bat-chanh-dao-la-gi (4)

    Theo Bát Chánh đạo, Thiền thuộc về Chánh niệmChánh định, đứng ở vị trí cuối cùng của lộ trình tu tập giải thoát theo Phật Pháp, nghĩa là khá cao. 

    Tuy nhiên không có cái gì ở trên cao mà lại không được nâng đỡ bởi những cái ở dưới thấp. Do đó, căn bản của Thiền chính là những chi phần khác trong Bát Chánh đạo như Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn.

    Muốn sự tu Thiền được vững chắc, hành giả phải thực hành các chi phần trên thật dày, nhiều thời gian và viên mãn. 

    Chánh Nghiệp được hiểu là làm phước. Hành giả phải tạo phước rất lớn mới có thể dễ nhiếp tâm vào định. Chính vì không nắm vững sự liên quan của Thiền trong Bát Chánh đạo mà nhiều người đã chủ trương rằng muốn tu Thiền phải ở yên, không làm gì cả để khỏi bận tâm. 

    Thật ra, càng bận tâm làm điều thiện chừng nào, người ta lại dễ nhiếp tâm chừng nấy.

    Trong Bát Chánh đạo, chỉ có Chánh Kiến là học, còn lại các chi phần khác đều là hành. Ngày trước các trường Phật Học thiên về Học. Ngày nay các vị tôn túc đã bắt đầu ý thức về Hành.

    Ngay khi còn ở Trường, Tăng Ni sinh đã phải được cho thực hành những gì mình đã học để củng cố đạo hạnh. Rút kinh nghiệm ở nhiều giai đoạn trước, thiếu thực hành, Tăng Ni sinh ra trường không làm gì được nhiều cho công tác Phật sự.

    1. Với Chánh kiến

    bat-chanh-dao-la-gi (6)

    Chánh Kiến là sự hiểu biết đúng về Giáo Pháp, về ý nghĩa của cuộc sống. Trong Chánh Kiến, luật Nhân Quả Nghiệp Báo được xem là một nền tảng quan trọng. 

    Khi có sự hiểu biết về luật Nhân Quả sâu sắc, chúng ta biết tự kiềm chế, kiểm soát chính mình trong từng ý nghĩ hay hành vi, và điều đó góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân.

    Chánh kiến cũng là sự định hướng giải thoát rõ ràng để khi tu Thiền, ta không lạc qua những mục đích nhỏ bé khác.

    Chánh kiến cũng giúp ta xác định mục tiêu Vô ngã của Thiền định khiến cho ta không bị tăng trưởng bản ngã khi có những dấu hiệu tu tiến.

    Chánh kiến như là tấm bản đồ vạch rõ đường đi đến giác ngộ. Nếu bản đồ sai (tức tà kiến) thì ta không thể đi đến đích giác ngộ dù cố gắng công tu tập. 

    Giống như khi giải một bài toán mà áp dụng sai công thức thì sẽ không thể nào ra được kết quả đúng.

    Để có được Chánh kiến, ta phải học hỏi Giáo lý. Tuy nhiên, rừng Giáo lý mênh mông, trải qua nhiều ngàn năm, thật sự đã có sự pha tạp thêm thắt. 

    Nếu không có duyên lành, không được Phật gia hộ, ta sẽ không học được những Giáo lý chuẩn xác đúng hướng; có khi chỉ học được những quan điểm lệch lạc theo cá nhân của một số người hay một tông phái chuyên biệt nào đó.

    Ngay từ ban đầu trong việc học Giáo lý, ta phải hết sức cẩn thận và phải biết cầu Phật gia hộ để học được giáo lý đúng.

    2. Với Chánh Tư duy

    bat-chanh-dao-la-gi (5)
    Chánh tư duy

    Chánh tư duy suy nghĩ đúng. Bước đầu của việc tu tập Thiền định luôn luôn là công phu thanh lọc nội tâm cho thuần thiện.

    Từ rất lâu, tâm ta là sự trộn lẫn giữa những ý niệm ThiệnÁc, ĐúngSai, Chánh.

    Không bao giờ có một nội tâm thanh tịnh mà còn tồn tại ác niệm. Phải đi xuyên qua cả một quá trình thanh lọc suy nghĩ đến mức thuần thiện thì sự thanh tịnh mới xuất hiện kế theo đó.

    Hành giả phải tự biết nghiêm khắc đánh giá những ý nghĩ của mình thường xuyên. Ta chưa dừng được ý nghĩ, nhưng mỗi ý nghĩ đi qua rồi, ta phải lập tức đánh giá xem ý nghĩ đó là thiện hay ác, đúng hay sai. 

    Nếu đó là ý nghĩ sai quấy thì ta phải âm thầm sám hối ngay. Lâu dần, tiến lên một bước nữa, ta chỉ còn khởi những ý nghĩ lành mà thôi. 

    Khi tâm đã thuần thiện, vấn đề còn lại là giải quyết giữa tịnh và động.

    Những tâm niệm bất thiện luôn luôn kích thích sự xao động, ngược lại, những tâm niệm thiện luôn luôn giữ gìn tâm về phía an tĩnh. Vì vậy, Chánh Tư duy và Chánh Niệm có mối liên quan chặt chẽ.

    3. Với Chánh Ngữ

    bat-chanh-dao-la-gi (2)
    Chánh ngữ

    Chánh ngữlời nói đúng. Thiền cũng được ứng dụng trong cả lời nói, nghĩa là hành giả phải luôn kiểm soát được câu nói trước khi phát ra ngoài. Hành giả ban đầu tập đắn đo cân nhắc lời nói của mình trên năm khía cạnh sau:

    Điều sắp được nói ra là đúng hay sai với Đạo lý.

    Điều sắp được nói ra có nên nói hay không.

    Những người này có thích hợp để được nghe không.

    Ta nói ra trong tâm trạng bình an hay phiền não.

    Nếu những điều này được lan rộng thì có hại gì không.

    Lúc mới thực hành thì ta sẽ thấy hơi bị chậm chạp, lâu ngày trí tuệ xét nét sẽ tăng nhanh, và khi thuần thục thì mỗi lời nói đều ẩn chứa sự chín chắn sâu sắc. 

    Sự tỉnh táo xét nét vấn đề và xét nét nội tâm khi phát biểu cũng là một thể cách của Thiền.

    4. Với Chánh Nghiệp

    bat-chanh-dao-la-gi (7)
    Chánh nghiệp

    Chánh Nghiệp tức là việc làm đúng hay còn gọi là làm phước, là tạo công đức.

    Trong công phu thiền định, phương pháp hay kỹ thuật chỉ là bề nổi. Chính công đức từ vô số việc làm thiện mới là yếu tố quan trọng, âm thầm chi phối và giúp ta nhiếp được tâm vào an định. Thiếu phước, không ai có thể nhiếp tâm vào định.

    Khi làm đièu thiện, tâm thiện của ta được củng cố vững chắc hơn là chỉ suy nghĩ về điều thiện. Thiện tâm vững chắc cũng có nghĩa là định tâm dễ hiện hữu hơn. Đó là quy trình tâm lý có tính nguyên tắc.

    Kế nữa, khi ta giúp cho mọi người an vui, ta đã gieo nhân lành an vui cho chính mình. Cộng chung vô số niềm an vui đó, ta sẽ có được nội tâm an định.

    Từ những nguyên tắc về tâm lý và nhân quả đó, chúng ta phải sống suốt một đời siêng năng làm những điều thiện để hỗ trợ cho công phu thiền định. 

    Ai cho rằng tu Thiền phải không làm thiện hay ác chỉ là hiểu lầm (lạc vào tà kiến).

    5. Với Chánh Mạng

    Chánh mạng là một sinh kế, một nghề nghiệp, một cách nuôi thân hiền lànhchân chính.

    Người cư sĩ (người tu tại gia) thì có vô số nghề nghiệp để lựa chọn miễn sao vừa làm ra tiền vừa không gây ác nghiệp. Người cư sĩ được khuyến khích làm giàu để có tiền làm phước. Cư sĩ trong đạo Phật cũng phải biết giúp nhau làm ăn. 

    Tu sĩ (người xuất gia) thì hầu như chỉ sống nhờ sự giúp đỡ cúng dường của cư sĩ. Khi nhận sự giúp đỡ của cư sĩ như thế thì 50% công đức tu hành phải trả lại cho thí chủ. 

    Như vậy, người xuất gia phải tu tập Thiền định rất tinh cần và rất có phẩm chất mới có dư công đức tích lũy lại cho mình.

    6. Với Chánh Tinh tấn

    Chánh Tinh tấnsiêng năng đúng, là việc chăm chú, cố gắng không dừng nghỉ diệt trừ, chặn đứng cái xấu, cái ác và làm phát sinh, tăng trưởng cái thiện, cái tốt đẹp và hướng đến đạo pháp, điều này cần phải hun đúc và trui rèn trước khi bước vào tu tập Thiền định vì công phu Thiền định cực kỳ khó khăn, phức tạp, tỉ mỉ, gian khổ. 

    Nhiều người theo đạo Phật nhưng không theo nổi con đường Thiền định vì lý do này. Nhưng nếu không có sức định sâu thì không thể vượt qua Ngã chấp để Giải thoát.

    Tuy nhiên Chánh Tinh tấn không khuyến khích sự liều mạng. Người tu Thiền phải tỉnh táo biết lúc nào nên cố gắng, lúc nào nên lui lại chuẩn bị thêm.

    Với Chánh niệm Chánh định là một cảnh giới cao hơn trên con đường tu tập Thiền định, chúng ta sẽ bàn luận sâu hơn ở những bài giảng sau. Với 6 chi phần đã giới thiệu trên là việc chúng ta có thể thực hành ngay và cần phải làm trước để tạo nền tảng vững chắc trên con đường thiền định.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Thiền định và Phật học.

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Như vậy, qua bài này chúng ta đã tìm hiểu Bát chánh đạo là gì và ý nghĩa của Thiền trong Bát chánh đạo để từ đó ta có được một lộ trình tu học đúng đắn với giáo lý của Đức Phật.

    Để hiểu sâu sắc hơn, mời quý vị đạo hữu hãy nghe bài giảng “Ý nghĩa của Thiền trong Bát chánh đạo” được giảng dạy trực tiếp bởi Hòa Thượng Giảng sư Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    ♦ Bài viết tiếp: Thiền định là gì? Các định nghĩa căn bản về Thiền định (Thiền học 3)

    4.9/5
    4.7/5

    6 bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *