♦ Bài viết trước: Bùa chú là gì? Cách hóa giải bùa chú trong đạo Phật

Sau khi chết đi về đâu? Đây là một câu hỏi từng khiến con người luôn tìm kiếm câu trả lời. Dù cho chúng ta có quan niệm và tôn giáo khác nhau, thì việc tìm hiểu về cuộc hành trình của linh hồn sau khi qua đời luôn là một chủ đề hấp dẫn.

Hãy cùng PhatTuTaiGia.com giải mã bí ẩn hành trình sau khi chết của con người dựa trên những quan điểm và tư tưởng của đạo Phật qua bài viết dưới đây.

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Lục đạo luân hồi
  • Sau khi chết sẽ đi về đâu?
  • Lời kết
  • Lục đạo luân hồi

    Trong đạo Phật, chúng ta có 6 nẻo (lục đạo) hay 6 cõi mà con người sau khi chết, tùy vào tội phước sẽ được sinh về, 6 cõi này gồm:

    1.Trời

    2. Người

    3.Thần

    4. Súc sanh

    5. Ngạ quỷ

    6. Địa ngục

    sau-khi-chet-se-di-ve-dau (3)
    6 nẻo luân hồi (ảnh minh họa)

    Sau khi chết, con người hay chúng sinh sẽ tùy theo duyên nghiệp của mình mà đi về một trong sáu cõi giới này. Trong đó cõi trời là sung sướng và hạnh phúc nhất, và cõi địa ngục là đau khổ nhất.

    Xem thêm: Cách áp dụng Luật nhân quả để có Gương mặt đẹp

    Sau khi chết sẽ đi về đâu?

    Trường hợp 1: Sinh lên cõi trời

    Người gây tạo nhiều công đức, có công giúp đời, giúp người thật nhiều thì sau khi chết sẽ ngay lập tức được sinh lên các cõi trời hưởng phước, cõi trời cao hay thấp, thời gian hưởng phước dài hay ngắn tùy thuộc vào phước mà người này đã gây tạo được khi còn sống.

    tam-linh-la-gi (1)
    Cõi trời (ảnh minh họa)

    Thông thường những người hiểu biết đạo lý, có tu hành, tin sâu nhân quả… sẽ sinh về cõi trời nhiều hơn, do họ biết và chủ động gây tạo công đức sâu dày khi còn sống.

    Trường hợp 2: Được phong làm thần

    Những người có công lao với một vùng dân tộc, một đất nước… Ví dụ như một vị tướng tài diệt giặc cứu nước, ông tổ nghề tạo ra một làng nghiệp giúp mọi người có công ăn việc làm, một người anh hùng xả thân vì dân tộc… Sau khi chết, những người này thường được lập miếu, đền… được nhân nhân cúng bái quanh năm. 

    Gần gũi và đơn giản nhất ở các làng xã nông thôn chúng ta có thần thành hoàng làng…

    Xem thêm: Trả Nghiệp là gì? 04 cách mà con người phải trả nghiệp quá khứ

    Trường hợp 3: Đầu thai làm người

    Nếu một người không đủ phước lên trời, cũng không có số làm thần, mà số phận sẽ được đầu thai làm người thì sau khi chết sẽ phải chờ một thời gian (có thể 7 ngày, 30 ngày, 1 năm, 5 năm, 10 năm…) sẽ được đầu thai lại.

    sau-khi-chet-se-di-ve-dau (2a)
    Vong hồn đầu thai trở lại làm người (ảnh minh họa)

    Trong suốt thời gian được đầu thai, thông thường vong hồn đó sẽ được người thân trong gia đình cúng tế đàng hoàng đến hết 49 ngày. Nếu cúng không đủ 49 ngày (sau khi chết) thì vong hồn đó sẽ bị đói, có thể do người này thiếu phước khi còn sống.

    Người này sẽ đợi một thời gian rồi sẽ tùy theo duyên và nghiệp của mình có cơ hội gặp một người phụ nữ chuẩn bị có thai để đầu thai vào đó và trở lại làm người.

    Trường hợp 4: Vong hồn đói khát vất vưởng

    Đây là trường hợp sau khi chết thì vong hồn đó bị vất vưởng một thời gian rất dài mà không được ai cho ăn. Đây là những người khi còn sống họ không tạo được nhiều phước đức gì cho đời, mà thường chỉ lo hưởng thụ cho riêng mình.

    Ví dụ: Người chết ở đầu đường xó chợ không ai biết, hoặc không ai cúng cho ăn.

    Vong hồn này sẽ vất va vất vưởng đi xin ăn, đôi khi ra nhập một băng đảng vong hồn nào đó để đi kiếm ăn, nhiều khi phải đi giành giật, cướp của nhau để có được miếng ăn.

    sau-khi-chet-se-di-ve-dau (2)
    Vong hồn vất vưởng (ảnh minh họa)

    Đôi khi người đời chúng ta thời nói với nhau rằng: “đồ cô hồn các đảng”

    Nhưng thực tế thì câu nói đó rất chính xác, “cô hồn” là một loại vong một mình vất vưởng ở một cái xó nào đó (như bụi cây, nhà hoang..). Còn “các đảng” là những vong tụ tập lại thành bầy thành đàn đi với nhau rất đông. Có khi họ xông vào những nơi cúng tế để giành cướp miếng ăn.

    Những người như vậy, là do lúc sống ở trên đời họ không giúp đời được nhiều, sống quá ích kỷ mà lại hay giành ăn, không biết cúng cho hương linh, không biết cúng thí thực…

    Chúng ta nói “giành ăn” ở đây không chỉ có nghĩa là giành giật nhau miếng ăn bỏ vào miệng như thông thường, mà còn chỉ những người chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình

    Ví dụ như như những người hút ma túy, tiền bạc kiếm được hay đi ăn trộm cắp được, họ gom mang hết đi để hút ma túy hưởng thụ những khoái cảm cho riêng mình.

    Hoặc một người cha thiếu trách nhiệm, ra ngoài bồ bịch, nhậu nhẹt, ăn chơi, mà đáng lẽ đồng tiền đó phải dành để nuôi gia đình, vợ con thì lại giành hết để cho sự hưởng thụ của bản thân mình.

    Những người như vậy cũng được gọi là “giành ăn” và sau khi chết họ phải chịu cái nghiệp làm một vong hồn vất vưởng, khó được ai cho ăn.

    Xem thêm: Cách cai nghiện Ma Túy bằng Luật nhân quả

    Trường hợp 5: Đọa làm súc sanh

    Có những người khi sống cũng không những không gây tạo được nhiều công đức gì, ngược lại gây ra nhiều tội lỗi, có nghiệp phải đọa làm súc sanh, thì sau khi chết họ sẽ phải vất vưởng đói khổ một thời gian rất thê thảm, rồi lúc đó họ mới gặp một con vật nào đó (như con chó, hoặc lợn…) chuẩn bị có thai. 

    Do cái nghiệp làm súc sanh thúc đẩy, họ khởi lên một ý nghĩ, đại khái như: “Thôi chui đại vào làm con cái con vật này mà có sữa để ăn”. Từ những tác ý như vậy, họ liền chui tuốt vào bào thai của con vật đó và sinh ra làm một giống loài súc sanh nào đó

    Trường hợp 6: Đọa địa ngục

    Còn những người phạm phải những đại tội, lúc sống họ quá ác độc, thì sau khi chết phải đọa địa ngục.

    sau-khi-chet-se-di-ve-dau (1)
    Địa ngục (ảnh minh họa)

    Ví dụ những người lúc sống trên đời phỉ báng thần thánh, không kính người đáng kính, mà lại phỉ báng những người đáng kính, cướp giật, giết người… làm những điều ác độc, không còn chỗ mà có thể khuyên bảo được nữa.

    Do đạo lý ở đời không thể lay động, thay đổi được ác tâm của họ, do đó họ phải đọa địa ngục để chịu đau khổ, để tự biết lỗi lầm của mình. Đây cũng là sự giáo dục nghiêm khắc nhất của luật nhân quả.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Biết được sau khi chết con người sẽ đi về đâu, thì trong cuộc đời (khi còn có cơ hội được sống) ta phải biết siêng năng làm phước (giúp đời, giúp người) và hạn chế tối đa phạm những điều ác (hại người, hại đời), biết sám hối những tội lỗi đã mắc phải để sau khi chết ta được về những cõi lành.

    Là một người đệ tử Phật chân chánh ta còn phải biết tinh tấn tu tập tâm linh, hướng tới mục tiêu vô ngã của sự giải thoát và giác ngộ, phát nguyện hóa độ tất cả chúng sinh…

    Để giả mã những bí ẩn thế giới bên kia và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “sau khi chết sẽ đi về đâu“, mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài pháp thoại của TT. TS. Thích Chân Quang qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Cầu siêu là gì? Những trường hợp nào cần được cầu siêu?

    4.9/5
    4.7/5

    2 bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *