♦ Bài viết trước: Giải mã bí ẩn “Sau khi chết sẽ đi về đâu” trong đạo Phật.

Theo quan niệm trong Phật giáo, vong hồn của một người sau khi chết thì tùy theo tội phước đã gây tạo khi còn sống, sẽ được sinh về một trong sáu cõi, gồm: Trời, thần, người, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục.

Do phần lớn con người chúng ta trong đều đều gây ra tội lỗi, nên sau khi chết đi thường bị rơi vào những hoàn cảnh khổ đau (ít có người có phước được lên trời hay làm thần). Do đó, việc cầu siêu trong đạo Phật có ý nghĩa rất lớn, giúp người sau khi chết có thể được an ủi, vỗ về, bớt đi sự đau khổ và kinh sợ ở thế giới vô hình lạnh lẽo.

Vậy, Cầu siêu là gì? Cầu siêu có ích lợi gì? Những trường hợp nào cần được cầu siêu? Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Cầu siêu là gì?
  • Nguồn gốc của cầu siêu trong đạo Phật
  • Những trường hợp nào cần được cầu siêu?
  • Lời kết
  • Cầu siêu là gì?

    Dịch theo ngữ nghĩa thì Cầu siêu có nghĩa là: Cầu nguyện và siêu thoát (hay cầu nguyện để được siêu thoát)

    Cầu siêu là một nghi thức cầu nguyện trong đạo Phật (được thực hiện bởi chư tăng hoặc người thân trong gia đình) dành cho người đã khuất, giúp họ được giải thoát khỏi sự đau khổ và đạt được an yên.

    cau-sieu-la-gi (2)
    Lễ cầu siêu được thực hiện bởi chư tăng

    Cầu siêu không chỉ giúp tâm linh của chúng ta được thanh tịnh mà còn giúp đem lại sự an ủi cho những người thân đã mất và giúp họ được giải thoát khỏi nơi bị đày đọa, khổ đau. 

    Nguồn gốc của cầu siêu trong đạo Phật

    Cầu siêu có nguồn gốc từ sự tích ngài Mục Kiền Liên (một người đại đệ tử của Phật) cứu mẹ (là bà Thanh Đề) đang bị đày đọa khổ cực ở nơi quỷ đói (ngạ quỷ). Ngài đã dùng thần thông tìm thấy bà và tìm đủ mọi cách để đút thức ăn cho bà, nhưng đều vô ích.

    Cuối cùng, ngài đành đến khẩn thiết cầu xin Đức Phật chỉ dạy cách cứu mẹ. Đức Phật đã dạy rằng: nhân dịp chư tăng sau ba tháng an cư, tịnh tiến tu tập ba phần (Giới – Định – Tuệ), tích lũy đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư tăng chú nguyện vào vật phẩm cúng dường.

    cau-sieu-la-gi (1)
    Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ (ảnh minh họa)

    Ngài Mục Kiền Liên đã làm theo lời Phật dày và cuối cùng đã cứu được mẹ thoát khỏi sự đói khổ, đày đọa nơi địa ngục.

    Và nghi thức cầu siêu cũng được hình thành từ đó, mọi người đều noi gương theo Đức Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy cúng dường chư tăng để có thể cầu nguyện cứu khổ cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình.

    Những trường hợp nào cần được cầu siêu?

    Theo quan niệm trong đạo Phật, một người sau khi chết thì không phải chấm dứt sự tồn tại của mình trong vũ trụ, mà người đó vẫn còn tồn tại theo nhiều hình thức và theo nghiệp duyên của mình.

    Ví dụ:

    Nếu một người đã gây tạo đầy đủ phước báo, sau khi chết sẽ có thiên tử trên trời xuống đưa họ lên một cõi cao hơn, trong nhà người đó thường có hiện tượng hào quang, có hương thơm thoảng nhẹ. Sự thực đó là lúc thiên tử xuống đưa người đó lên cõi trời.

    Còn trường hợp có người mất mà trong nhà có nhiều chuyện bất ổn xảy ra (chuyện xui xẻo, đổ vỡ, màu sắc u ám…) thì ta biết người này đang bị quỷ sứ dưới địa ngục kéo đi, vì lúc sống người này đã gây nên nhiều điều ác và hết chỗ để khuyên bảo.

    Cũng có những người, sau khi chết phải sống vất va vất vưởng, đói khát vì không được ai cúng cho ăn, rồi đến khi gặp một bào thai của một con vật (như chó, bò, ngựa, dê…) do đói khát quá không còn đường nào khác phải chui vào rồi đầu thai trở thành súc sanh.

    Có những người có phúc, lúc sống họ có công lao, có nhiều thuộc hạ, thì khi chết (mặc dù họ chưa được lên cõi trời hẳn) họ có một lâu đài để ở, được nhiều người hầu hạ, ta gọi họ là những vị thần linh, họ có uy quyền nhất định.

    Còn có một trường hợp nữa là những người thiếu phúc, không đọa địa ngục, không đọa súc sanh mà cũng chưa đủ phúc để tái sinh làm người, không có chỗ ở rõ rệt, đôi khi con cháu cúng giỗ cho ăn, nhưng vẫn bấp bênh vất vưởng.

    Vậy, những trường hợp nào cần chúng ta cầu siêu?

    Những trường hợp như thần và trời thì họ không cần phải cầu siêu, vì phước của họ đã đủ đầy, họ hài lòng và hưởng thụ với cảnh giới hiện tại. Lời cầu siêu của ta cũng không thấm vào đâu so với phước mà họ đang hưởng

    Đối với trường hợp đã được tái sinh làm người hay súc sinh, thì lời cầu siêu cũng ích nhất định, giúp cuộc sống của họ trong những cõi này được tốt hơn đôi chút.

    sau-khi-chet-se-di-ve-dau (2)
    Những vong hồn vất vưởng hoặc ở địa ngục rất cần được cầu siêu

    Còn những trường hợp đang rất cần ta cầu siêu là những vong hồn thiếu phước, họ tồn tại vất vưởng trong cõi siêu hình hoặc phải chịu đày đọa nơi địa ngục. Do đó, họ cần lời kinh, ý nguyện từ việc cầu siêu để giúp họ thoát khỏi khổ ải và tiến lên một cõi cao hơn.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Cầu siêu trong đạo Phật có một ý nghĩa rất quan trọng đối với người đã khuất, giúp họ được thoát khỏi đau khổ và sanh về một cảnh giới tốt đẹp hơn.

    Để hiểu một cách sâu sắc cầu siêu là gì. Mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài giảng về  “Ý nghĩa Cầu Siêu” của TT. TS. Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp:

    4.9/5
    4.7/5

    2 bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *