♦ Bài viết trước: Chánh tư duy là gì? Bước thứ hai trong tu tập Bát Chánh đạo

Hôm nay chúng ta tiếp tục phân tích về chánh ngữ – bước thứ ba trên con đường tu tập Bát chánh đạo của Phật.

Vậy, Chánh ngữ là gì? Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Ngôn ngữ là gì?
  • Mục đích của ngôn ngữ
  • Chánh ngữ là gì?
  • Lời kết
  • Ngôn ngữ là gì?

    Ngôn ngữ thì có ý nghĩa rất là rộng, chứ không chỉ có lời nói. Ví dụ nói đến ngôn ngữ thì chúng ta có lời nói, có chữ viết, có điệu bộ, có ký hiệu…

    chanh-ngu-la-gi (3)
    Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông điệp (ảnh minh họa)

    Tóm lại tất cả những phương tiện để truyền thông giữa người với người, giữa người với vật thì được gọi là ngôn ngữ.

    Có 2 loại ngôn ngữ mà con người chúng ta hay sử dụng, đó là: 

    1. Ngôn ngữ đơn giản: Ví dụ như cái ấm, cái bát, cái cây, cái chén… nói ra thì ai cũng có thể hiểu được liền.

    2. Ngôn ngữ trừu tượng: Ví dụ như đạo đức, từ bi, lòng yêu thương, vô ngã… cần phải có sự tư duy hoặc chứng ngộ mới có thể hiểu được.

    Ngôn ngữ chúng ta sử dụng chủ yếu do môi trường xã hội chúng ta sống định hình nên, ít có yếu tố di truyền. 

    Ví dụ một đứa trẻ người Việt Nam sang sống ở bên nước Anh từ lúc nhỏ, thì đứa trẻ đó sẽ nói tiếng Anh rất giỏi, mà có khi lại nói tiếng Việt rất dở, hoặc thậm chí không nói được tiếng Việt.

    Cũng vậy, nếu một người sống và giao tiếp trong một môi trường văn minh, mọi người cư xử lễ phép, lịch sự với nhau thì người đó cũng sẽ có thói quen cư xử văn minh, lịch sự với người khác.

    Còn một người sống trong nơi đầy tệ nạn, môi trường sống mà con người luôn có những ngôn từ thiếu văn minh, thậm chí xúc phạm đến nhau, thì người này cũng sẽ cư xử thô lỗ và thiếu lịch sự với người khác.

    Do đó, chúng ta sống trong môi trường nào thì sẽ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ trong môi trường đó.

    Một cấp độ cao hơn của ngôn ngữ là ký hiệuchữ viết. Nếu như giao tiếp bằng lời nói, con người phải gặp nhau trực tiếp để nói chuyện với nhau. Thì khi chữ viết ra đời con người ta có thể giao tiếp khi cách xa cả ngàn dặm bằng cách viết thư.

    Chữ viết còn có thể giúp con người giao tiếp với nhau khi đã cách xa hàng thế kỷ bằng những ký hiệu, chữ viết khắc trên đá, trong sách vở…

    Hay trong thời đại 4.0 hiện nay, ngôn ngữ còn phát triển lên rất nhiều lần nhờ có máy tính và mạng internet…

    Nhưng dù là ngôn ngữ có cao cấp và phát triển đến mức độ nào thì mục đích và bản chất thực sự của ngôn ngữ là giúp con người có thể hiểu nhau, truyền tải thông điệp được đến nhau…

    Xem thêm: Chánh kiến là gì? Bước đầu tiên trong tu tập Bát chánh đạo

    Mục đích của ngôn ngữ

    chanh-ngu-la-gi (2)
    Mục đích của ngôn ngữ (ảnh minh họa)

    Ngôn ngữ có rất nhiều mục đích, như:

    1. Trình bày một quan điểm, hay điều muốn nói ra trong lòng.

    2. Truyền bá một tư tưởng. Ví dụ ta thấy có một tư tưởng nào đó hay, như tư tưởng trong đạo Phật về nhân quả, về lòng từ bi… ta thuyết phục, kêu gọi mọi người ủng hộ quan điểm, tư tưởng đó.

    3. Biểu lộ một cảm xúc. Ví dụ ta thương ai, ghét ai thì ta cũng dùng ngôn ngữ để biểu lộ ra cho họ thấy được cảm xúc và thái độ của ta.

    4. Thiết lập sự liên lạc. Đây gần như là mục đích chính của ngôn ngữ trong cuộc sống nhưng thương lượng, đàm phán, trao đổi thư từ…

    Chánh ngữ là gì?

    chanh-ngu-la-gi (5)
    Chánh ngữ là gì? (ảnh minh họa)

    Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, lời nói chân chánh có lợi cho người, cho đời. Mục đích của chánh ngữ (hay các chánh đạo khác) là để tạo công đức cho sự tu tập về sau (Chánh định)

    Chánh ngữ bao gồm những điều căn bản sau đây:

    1. Không ác ngữ: Là không nói những lời nói ác, như không chửi mắng, không nhục mạ, hăm dọa người khác.

    Hay như ông bà ta có câu: 

    “Kim vàng ai nỡ uốn câu, 

    Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

    2. Không nói dối: Bởi thông thường sự thật thường có sức mạnh, có giá trị đem lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên không phải tất cả sự thật đều đem đến kết quả tốt đẹp. Bởi cũng có những sự thật mà ta nói ra mang đến sự đổ vỡ và mâu thuẫn.

    Do đó, tu Chánh ngữ thì ta không được nói dối, nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định ta cũng không nên nói hết sự thật. Những sự thật mà ta nên tránh nói ra:

    Sự thật làm tổn hại đến nhân phẩm của người khác

    Sự thật làm chia rẽ tình cảm giữa người và người

    Sự thật làm tổn hại đến sự đoàn kết, sự hưng thịnh, phát triển, danh dự của đạo Phật

    Sự thật về quyền lợi của quốc gia

    chanh-ngu-la-gi (4)
    Không nói dối (ảnh minh họa)

    Nên ta phải rất cẩn thận những điều mà ta kể cho người khác, mặc dù ta biết sự thật về rất nhiều chuyện.

    3. Không nói lời chia rẽ: Chúng ta cần hiểu tình thương là chất liệu của cuộc sống. Cơm ăn, nước uống và tình thương là 3 thứ khiến con người có thể sống được. Do đó việc nói lời chia rẽ là đang hủy hoại đi tình thương giữa người với người, một thứ rất quý giá và rất thiếu ở trong cuộc đời này.

    Do đó, sống trong cuộc đời, ta nên vun vén, bảo vệ tình thương giữa người với người và cũng càng không được nói lời chia rẽ khiến con người hết thương nhau.

    Bởi nói lời chia rẽ không chỉ làm cho cuộc đời thiếu đi tình thương mà ta còn phải chịu quả báo đau khổ rất nặng do nghiệp này mang lại.

    Những hành vi hủy hoại tình thương thường thấy nhất là nói xấu sau lưng người khác. Do vậy, ta cần phải biết kiểm soát và chú ý đến điều này.

    4. Không nói lời khoe khoang: Khoe khoang nghĩa là khoe cái hay của mình có, hoặc khoe nhiều hơn cái mình có để khiến người khác phải nể phục mình, khi khoe khoang tức là trong tâm mình đang đi tìm sự nể phục của người khác.

    Khi ta muốn người khác nể phục mình thì thường hậu quả sẽ ngược lại, đó là làm cho người ta chán ghét mình, coi thường mình. Do đó, người khoe khoang ban đầu có thể dụ được vài người nào đó, nhưng sau cùng lại khiến cho mọi người chán ghét.

    Còn thường những người khiêm tốn thì ít nói về mình, làm được nhiều điều nhưng lại ít nói về mình, thì từ từ về sau lại được mọi người tôn trọng, kính mến.

    Phát nguyện: “Con nguyện suốt đời này có một tấm lòng luôn luôn thích quý, kính người khác, và trong tâm không mong cầu người khác phải quý kính mình

    5. Không hý luận: Nghĩa là không nói đùa cợt, giỡn cợt, vì như vậy sẽ mất đi sự trang nghiêm, mà nên nói những lời nói đàng hoàng, đường bệ, đĩnh đạc, có giá trị.

    Hay các vị tổ có dạy thêm là đừng có nói những lời vô ích khiến người khác bận tâm, mất thì giờ người nghe.

    Tuy nhiên, sự khôi hài trong lời nói thì lại được xem là trí tuệ, sự thông minh, bởi nó làm tăng thêm sự hấp dẫn trong cuộc trò chuyện.

    6. Tà ngữ: Là những lời nói bẻ sai sự thật, bẻ sai chân lý, ví dụ:

    Người giảng sai phật pháp: Lời giảng này sẽ khiến người nghe đón nhận và khiến họ tu sai, làm ảnh hưởng đến danh dự của đạo Phật và người này sẽ phải gánh quả báo rất nặng.

    Những lời giảng sai Phật Pháp gồm:

    × Phủ nhận nhân quả

    × Suy diễn sai về nhân quả.

    × Chấp “Không”: Nghĩa là hiểu sai về ý nghĩa của chữ “không” trong đạo Phật, rồi coi cái gì cũng không hết, không nhân quả, không chịu làm phước, không thương yêu, không từ bi, không thiện, không ác… rồi đưa con người ta đến vô cảm, dửng dưng giữa cuộc đời.

    Có vị tổ sư nói đã từng nói rằng: “Thà chấp có bằng núi tu di, còn hơn chấp không như hạt cải”. Là nhằm phê phán những người hiểu sai tánh không trong đạo Phật để rồi phải tu sai.

    × Đánh vỡ lòng tôn kính Phật.

    × Ca ngợi pháp môn mình mà khinh chê pháp môn người khác làm đạo phật chia rẽ

    chanh-ngu-la-gi (1)
    Thiền là một phong cách vui vẻ

    Những lời nói chánh ngữ căn bản:

    Đừng để lời nói của mình làm phiền lòng người khác: Khi ta nói ra một câu khiến tâm người nghe buồn phiền xao động là ta mang tội (mất chánh ngữ) mà đôi khi ta không biết.

    Sự im lặng: Ta im lặng vào lúc cần im lặng thì đó cũng là chánh ngữ, biết kiềm chế lời nói của mình là người có trí tuệ.

    Những căn bản về văn minh lịch sự trong giao tiếp, như:

    + Khi ta làm phiền người khác thì ta phải xin lỗi.

    + Khi nhận sự giúp đỡ của người khác, hay một lời khen của người khác thì ta phải biết cảm ơn.

    + Khen đúng những thứ của người khác đáng được khen

    + Tránh chê bai, chỉ trích người khác

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Đạo Phật (Zalo)

    Lời kết

    Để hiểu sâu sắc hơn về Chánh ngữ là gì. Mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài giảng của TT.TS Thích Chân Quang qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Chánh nghiệp là gì? Bước thứ tư trong tu tập Bát chánh đạo

    4.9/5
    4.7/5

    3 bình luận

    1. Its like you read my mind! You seem to know a lot about this, like you wrote the book in it or something.

      I think that you can do with a few pics to drive the message home a
      bit, but instead of that, this is fantastic blog.
      A great read. I will definitely be back.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *