♦ Bài viết trước: Ý nghĩa của “Hơi Thở” trong Thiền Đạo Phật (Thiền học 10)

Trong đạo Phật, chúng ta thường hay nhắc đến chánh niệm (thiền chánh niệm, chánh niệm tỉnh giác, thức tỉnh…), nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chánh niệm và tu chánh niệm làm sao cho đúng với Giáo lý trong Phật Pháp.

Vậy, Chánh niệm là gì? Chánh niệm có ý nghĩa thế nào công phu tu tu hành nói chúng và tu tập Thiền định nói riêng? Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • 1. Chánh niệm là gì?
  • 2. Những nguyên nhân làm tâm bị xao lãng
  • 3. Giá trị của Chánh Niệm
  • 4. Lời kết
  • 1. Chánh niệm là gì?

    chanh-niem-la-gi (2)
    Chánh niệm trong Bát chánh đạo

    Chánh niệmchi phần thứ bảy trong Bát Chánh Đạo, và có hai nghĩa:

    Thứ nhất, Chánh niệm là sự thực hành tu tập Thiền định, so với sáu Chánh đạo trước (gồm: Chánh Kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn) chỉ là tu tập các công hạnh của Thân – Khẩu – Ý. 

    Khi tu đến Chánh Niệm, là bước đệ tử Phật chúng ta phải bắt tay vào thực hành một phương pháp Thiền định rõ rệt và quyết tâm. Nếu chưa biết tọa thiền thì ta chưa tu tập được bước thứ bảy này của Bát Chánh đạo. 

    Vì là bước thứ bảy nên những giai đoạn trước đều là nền tảng quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ tu sáu giai đoạn trước mà không tiến thêm tu tập Chánh Niệm, thì ta chưa thực hiện đầy đủ sự tu hành trong đạo Phật.

    Thứ hai, Chánh Niệm là trạng thái của Tâm đã có kết quả tâm linh, mà biểu hiện rõ nhất là không bao giờ quên mất sự dụng công tu tập. Vọng tưởng có thể còn, nhưng không đủ sức làm tâm xao lãng. 

    Khi đã đạt được Chánh Niệm, tâm hành giả thường xuyên rỗng rang sáng suốt, và ít vọng tưởng. Vọng tưởng manh nha muốn khởi thì đã bị phát hiện và tự diệt trừ.

    Chúng ta có thể nói Chánh Niệm chính là tâm không xao lãng khi an trú trong pháp môn tu tập.

    Xem thêm: Câu chuyện Thiền ý nghĩa “Lưỡi Kiếm Banzo”

    2. Những nguyên nhân làm tâm bị xao lãng

    chanh-niem-la-gi (1)
    Nguyên nhân khiến tâm bị xao lãng

    Tâm bị xao lãng có nghĩa là tâm không thể giữ gìn sự dụng công liên tục thường xuyên (hay tâm quên mất sự dụng công). Khi vọng tưởng khởi lên là lập tức một màn đen cũng nhanh chóng che tâm, và cũng ngay lúc đó, tâm bị trôi theo vọng tưởng để lang thang vào các vấn đề vẩn vơ.

    Do đó, pháp môn mà hành giả đang áp dụng cũng biến mất. Ví dụ, đang theo dõi hơi thở, vọng tưởng khởi lên, hành giả quên hơi thở, hoặc còn theo dõi nhưng không chăm chú nữa vì bận chú ý vào những vấn đề của vọng tưởng.

    a. Vọng tưởng

    Vọng tưởng làm tâm bị xao lãng là nỗi đau khổ ghê gớm của người tu thiền. Nhiều người trở nên chán nản rồi bỏ cuộc, và một khi đã bỏ thiền tập thì con đường giải thoát cũng đóng lại. 

    Nhiều người cố gắng suốt cả đời nhưng cũng loay hoay khi được, khi mất chứ không thể tránh được sự xao lãng dứt khoát mãi mãi. 

    Tâm không xao lãng, có chánh niệm, khiến ta phấn khởi tin tưởng đi tới. Còn tâm xao lãng dễ làm ta nản chí. 

    Tuy nhiên, nếu không quyết chí tu tập thiền định thì sự giải thoát là vô vọng. Ta phải xác định lập trường là dù khó khăn cách mấy vẫn quyết lòng theo đuổi.

    Khi Chánh niệm đã xuất hiện thì có thể vọng tưởng còn khởi nhưng tâm vẫn không bị xao lãng, vẫn giữ được pháp môn đang thực hành, vẫn không bị dẫn theo các vấn đề của vọng tưởng, và đặc biệt là nhanh chóng diệt trừ vọng tưởng.

    Khi Chánh niệm chưa xuất hiện, tâm dường như bị u tối, vọng tưởng có sức mạnh lôi kéo sự chú ý của tâm đi theo những vấn đề của nó. 

    Ở đây xuất hiện một khái niệm quan trọng là sự chú ý. Nếu sự chú ý luôn luôn ở lại với pháp môn. Có nghĩa là Chánh niệm có mặt. Nếu sự chú ý rời khỏi pháp môn để hướng theo vọng tưởng thì Chánh niệm biến mất, là bị thất niệm, là bị xao lãng.

    Xem thêm: Điều Thân – Cách ngồi Thiền căn bản, đúng phương pháp

    b. Nghiệp

    Khi dụng công, ta luôn cố gắng chú ý vào Hơi thở, vào pháp môn đã chọn, nhưng một động

    cơ bí mật có sức mạnh kéo tâm ta trôi theo vọng tưởng. Động cơ bí mật đó chính là nghiệp.

    bat-chanh-dao-la-gi (7)
    Thiện nghiệp giúp tâm được an định, ít xao lãng

    Nghiệp là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nhiếp tâm của Thiền định. Chính Nghiệp đã điều khiển hầu hết sự phát triển của Thiền định. 

    Ta nhiếp tâm dễ hay khó đều do Nghiệp quyết định. Thậm chí ta có duyên gặp đường lối chân chính hay sai lầm cũng do Nghiệp.

    Tâm ta hay bị xao lãng hay ít bị xao lãng cũng là do Nghiệp. Thậm chí sự tinh tấn của ta cũng có bàn tay của Nghiệp.

    Thiện Nghiệp là động cơ chủ yếu dẫn ta vào định. Ác Nghiệp là rào cản chính ngăn ta nhiếp tâm, khiến ta xao lãng

    Vì vậy, người tu phải huân tập thiện nghiệp suốt cả đời. Những thiện nghiệp chính có thể được liệt kê như sau:

       + Tâm lý rất đạo đức: Là việc tu dưỡng đạo đức cho nội tâm trở nên vị tha, thánh thiện, phóng khoáng, cởi mở, từ bi, thương yêu, phóng sinh, hoan hỉ với thành tựu của người khác.

       + Giúp mọi người an vui hạnh phúc: Bằng những việc làm tốt, câu nói đạo lý hay lời khuyên đúng lúc. Điều này khiến ta được kết quả dễ có an vui trong tâm.

       + Tôn kính Phật và chư Thánh: Nhân quả quy định rằng ta kính trọng những vị Thánh thì ta sẽ dần dần đạt được những tính chất của vị Thánh đó.

       + Giúp mọi người hiểu biết đạo lý: Điều này khiến tâm ta an trụ trong chánh pháp mãi mãi.

       + Giúp mọi người cùng tu tập Thiền định: Muốn người khác được điều gì, ta sẽ được điều đó.

    Khi ác nghiệp quá khứ đã được vơi nhẹ, và thiện nghiệp hiện tại đã huân tập được nhiều, tự nhiên tâm ta trở nên trầm tĩnh, sáng suốt, dễ chú tâm theo hơi thở, ít bị vọng tưởng làm xao lãng.

    Rồi chỉ cần khéo léo tinh tấn nhẹ nhàng theo dõi hơi thở ra vào, tâm ta có thể nhanh chóng xuất hiện trạng thái Chánh niệm tỉnh giác.

    Người không biết gây tạo công đức, cứ loay hoay lo nhiếp tâm, có khi cả đời chưa đạt được trạng thái Chánh niệm tỉnh giác.

    Khi tu học Phật Pháp tại gia, chúng ta phải vất vả cùng một lúc vừa học giáo lý, vừa tu tập thiền định, vừa tạo phước giúp đời. Đến khi nào công đức sung mãn, ta mới có thể chuyên chú thiền định để tiến sâu vào các mức định.

    Nhưng cũng đã có nhiều người tâm rất dễ khai mở chỉ vì phước đã đủ. Thời gian dành cho việc gây tạo công đức càng nhiều, thì sau này thời gian dành cho việc dụng công thiền định càng đỡ phải tốn kém hơn.

    Xem thêm: Ngũ uẩn là gì? Cơ chế Tâm lý của Thiền

    c. Sự tham đắm thế gian

    Một yếu tố làm tâm dễ xao lãng nữa là sự tham đắm thế gian

    Khi ta ham muốn nhiều điều trong cuộc đời phiền động này, thì đương nhiên tâm ta phải vận động suy nghĩ tính toán. Vì vậy, điều kiện để bớt xao lãng là phải không ham đắm thế gian.

    chanh-niem-la-gi (2)
    Để bớt xao lãng thì phải giữ tâm không được ham đắm thế gian

    Tuy nhiên, ở đây tồn tại một nghịch lý rất khó vượt qua, đó là, tâm trạng không tham đắm thế gian cũng rất gần với tâm trạng vô trách nhiệm với cuộc đời, và điều này khiến người tu trở nên thụ động, tiêu cực, kém phước. 

    Muốn có phước, ta phải tận tụy với con người, với cuộc đời, nhưng cũng dễ bị tham đắm cuộc đời. Do đó ta phải khéo giữ cho mình cái Trung đạo là vừa tận tụy với cuộc đời, vừa thản nhiên không tham đắm cuộc đời.

    Nhiều bài kinh Phật cũng hay khuyến cáo người tu về tính tạm bợ hư ảo của cuộc đời, để chúng ta đừng tham đắm thế gian, nhưng rất nhiều bài kinh khác cũng nhắc nhở chúng ta về tấm lòng từ bi thương yêu tất cả chúng sinh.

    Đó là Trung đạo chân chính nhất. Lệch qua một bên, chúng ta vĩnh viễn không thể giải thoát.

    d. Bệnh lý ở thần kinh não

    Một yếu tố tiếp theo làm tâm dễ xao lãng là bệnh lý ở thần kinh não. Khi cuống não bị suy

    yếu, vỏ não lập tức trở nên hưng phấn sôi động và tư tưởng tự động tuôn trào không cách gì kiểm soát được. 

    Xem thêm: Thiền và Não bộ – Cơ chế sinh lý của Thiền

    Bị bệnh này, hành giả không thể chuyên chú tập trung vào pháp môn tu tập được vì vọng tưởng rất mạnh, cuốn sự chú ý trôi theo hết vấn đề này sang vấn đề khác.

    Người ta cũng gọi đây là bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh… muốn chữa bệnh này, hành giả phải vừa uống thuốc bổ chân âm, vừa luyện tập khí công tích lũy nội lực ở đan điền, vừa lạy Phật sám hối, vừa gây tạo công đức rất nhiều.

    Ngược lại, ai có cuống não mạnh thì vỏ não rất yên lắng, dễ thành tựu Chánh niệm tỉnh giác. Phương pháp biết rõ toàn thân (cảm giác toàn thân khi thở vào thở ra, Nikaya) của Phật dạy cũng giúp củng cố Chân âm rất tốt. 

    Phương pháp an trú tâm tại một điểm ở Đan điền cũng giúp phát triển Chân âm; tuy nhiên phải biết kết hợp giữa việc biết rõ toàn thân, thấy thân là vô thường hư ảo với phép an trú tại một điểm ở Đan điền.

    e. Những tư tưởng thấp hèn

    Những tư tưởng thấp hèn như: ích kỷ, kiêu mạn, hơn thua, oán hận, dục vọng… làm cho thùy trán bị mờ tối và tâm dễ bị xao lãng.

    chanh-niem-la-gi (4)
    Tư tưởng thấp hèn khiến tâm dễ bị xao lãng

    Ngược lại, khi Chánh niệm tỉnh giác xuất hiện, thùy trán trở nên rỗng sáng, máu lưu thông đầy đủ vào các mạch máu não, cảm giác sảng khoái xuất hiện.

    Tuy nhiên, hành giả không được an trú tâm nơi trán khiến cho hao mất Âm lực và não bị căng thẳng.  Một vài trường phái chủ trương an trú tâm trước trán hoặc đỉnh đầu là do không quan tâm đến cấu tạo khí lực của cơ thể.

    Những tư tưởng thánh thiện như vị tha, khiêm hạ, nhường nhịn, độ lượng, trì giới… giúp cho thùy trán rỗng sáng hơn

    Vì vậy, người tu thiền phải biết thực hành Chánh Tư duy là huân tập những tư tưởng tốt lành, phải đối diện với nghịch cảnh để thử thách đạo đức, phải nhận lấy trách nhiệm với chúng sinh để phát triển từ bi. Phải nghiêm khắc sám hối mỗi khi tâm còn xuất hiện những tư tưởng bất thiện.

    3. Giá trị của Chánh Niệm

    Khi tâm hành giả trở nên sáng tỏ, vọng tưởng bớt khởi, hoặc vọng tưởng manh nha là bị phát hiện từ trong sâu kín liền, không còn bị xao lãng ra khỏi pháp môn tu tập nữa. Lúc đó, hành giả thật sự thành tựu Chánh Niệm tỉnh giác

    Đó là một trạng thái mới của tâm, khác nhiều so với nội tâm loạn động trước kia. Chính nhờ kết quả ban đầu này mà chúng ta cảm thấy phấn khởi tin tưởng để tiến bước trên đường tu tập. 

    Tuy nhiên nếu không được răn nhắc, chúng ta có thể xuất hiện một số suy nghĩ sai lầm đưa đến đổ vỡ về sau. Những suy nghĩ sai lầm có thể là vội vã tự cho mình đã chứng ngộ, đã giác ngộ, đã ngộ đạo, kiến tánh.

    × Có người cho rằng trạng thái Chánh niệm đó chính là Phật tánh Chân tâm siêu việt phi thường. Vì vội vã đề cao mình quá đáng nên chúng ta có thể bị tổn phước nặng nề để rồi bị quả báo thê thảm về sau.

    × Một suy nghĩ sai lầm khác là không biết quý trọng kết quả Chánh niệm đã đạt được, không biết sử dụng Chánh niệm cho sự tu hành sắp tới.

    chanh-niem-la-gi (3)
    Tu Chánh niệm cần phải giữ được sự quân bình

    Chánh niệm có công năng giúp ta dễ biết rõ lỗi lầm vọng tưởng trong tâm. Ta phải tận dụng tính chất đặc biệt này của Chánh niệm để kiểm soát lỗi lầm và vọng tưởng.

    Lúc nào ta cũng phải giữ gìn sự tỉnh giác rỗng rang đó để nhanh chóng phát hiện vô số lỗi lầm và vọng tưởng thầm kín vẫn đang tiếp tục dấy khởi.

    Khi đang tỉnh giác, ta phải tự nhắc thầm rằng “nội tâm vẫn còn nhiều phiền động” mặc dù có thể ta không thấy được hết những phiền động đó ra sao. 

    Lúc ngồi thiền theo dõi hơi thở, ta tác ý nhẹ nhàng “thở vào biết tâm còn phiền động; thở ra biết tâm còn phiền động”. 

    Nhiều người thấy tâm bớt vọng tưởng, đã tưởng lầm rằng tâm đã thanh tịnh. Thật ra vọng tưởng bí mật hơn ta tưởng. Một chút yên lắng bên ngoài chưa có đáng gì so với vô số vọng tưởng còn nguyên sức mạnh tiềm ẩn bên trong sâu kín. 

    Chỉ cần ta thiếu công đức, thiếu cảnh giác là chúng sẽ trỗi dậy quật ngã ta, còn tệ hơn hồi chưa biết tu.

    Vì Chánh niệm xuất hiện song song với sự khai mở của thùy trán nên hành giả luôn có cảm giác là có một cái gì trước mắt hiện tiền sáng tỏ. 

    Phật cũng có dùng từ “an trú chánh niệm trước mặt”; các thiền sư cũng hay nói “sờ sờ trước mắt” cũng chung một ý này. Tuy nhiên nếu ta chạy theo cái sáng sáng ở trước mắt thì lại sẽ hư mất công phu.

    Điểm quan trọng ở đây là, mặc dù Chánh niệm tạo ra cảm giác sáng rõ trước mắt, nhưng ta phải để ý khắp toàn thân, để ý ở một điểm Đan điền, để ý ở vùng não phía sau để kiểm soát ý niệm vi tế. 

    Chánh niệm sẽ giúp ta không quên pháp môn đang được sử dụng, giúp ta nhanh chóng phát hiện lỗi lầm và vọng tưởng mới manh nha.

    Xem thêm: Tâm linh là gì? Ý nghĩa Tâm linh của Thiền định

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Thiền định và Phật học.


    Thiền Định & Phật Học (Zalo)

    Lời kết

    Như vậy, qua bài học trên, chúng ta đã hiểu được chánh niệm là gì, ý nghĩa của chánh niệm trong Thiền định và cần nắm được những nội dung sau:

    Chánh niệm là chi phần thứ 7 trong Bát chánh đạo, được hiểu theo 2 nghĩa: (1) là sự tu hành Thiền định; (2) là một trạng thái của tâm bước đầu có kết quả tâm linh. 

    Hiểu đơn giản, Chánh niệm là trạng thái tâm luôn nhớ sự dụng công tu tập liên tục, thường xuyên. Nếu tâm bị quên mất sự dụng công tu tập (tức tâm bị xao lãng), chúng ta gọi là mất chánh niệm, hay còn gọi là thất niệm.

    Nguyên nhân khiến tâm bị xao lãng là do: Vọng tưởng, Nghiệp, Sự tham đắm thế gian, Bệnh lý thần kinh ở não, Tư tưởng thấp hèn.

    Chánh niệm là sự chứng ngộ tâm linh bước đầu giúp hành giả có sự phấn chấn, tự tin để tiếp tục tiến sâu trên con đường tu tập. Nhưng không được coi Chánh niệm là Phật tánh chân tâm, vội vã đề cao chánh niệm một cách quá đáng điều này sẽ dẫn đến sự suy thoái về sau và làm tổn phước. Nhưng cũng không được coi thường và bỏ qua Chánh niệm bởi nó giúp ta luôn nhớ sự dụng công tu tập, phát hiện vọng tưởng và lỗi lầm để tiếp tục tu tiến.

    Để hiểu kỹ hơn về Chánh niệm và Thiền định. Mời quý vị đạo hữu hãy lắng nghe bài giảng của Thầy Hòa Thượng Giảng sư Thích Chân Quang (Trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bài tập: Hãy phân tích sự xao lãng của mình để tìm xem nguyên nhân từ đâu.

    Bạn có thể trả lời ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Triền Cái là gì? 05 Triền Cái trong Thiền Đạo Phật (Thiền học 12)

    5/5
    5/5

    12 bình luận

    1. Mình tu thiền đã lâu, nhưng vẫn bị vọng tưởng quấy nhiễu, tâm khó được sáng tỏ, yên lắng, từ khi đọc những bài viết về thu tập thiền định trên website này mình đã vỡ ra được nhiều điều, phát hiện ra nhiều sai lầm mà trước đây mình đã mắc phải từ phương pháp, tư thế kỹ thuật, cho đến cách dụng cộng vi tế hơn. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ rất chân thành và dễ hiểu. A DI ĐÀ PHẬT

    2. Đã có thời điểm tu tập cảm mình thấy đầu óc luôn rỗng rang, sáng tỏ có thể thấy và hiểu rõ những vấn đề, nhưng không biết đó là chánh niệm, nên đã không quý trọng, không dốc lòng tiếp tục tu tập, cuối cùng chạy theo sự loạn động, rồi để mất đi chánh niệm, nghĩ lại quả thật thấy hối tiếc. Quyết tâm từ giờ sẽ tu tập thật cẩn thận, cảm ơn tác giả đã chia sẻ, bài giảng của thầy Thích Chân Quang quả thực rất hay và dễ hiểu ạ. Cảm ơn thầy nhiều ạ.

    3. Mình vẫn còn tồn tại những tư tưởng thấp hèn như sự ích kỷ, ngạo mạn, phân biệt, chính vì thấy tâm mình vẫn còn nhiều xao lãng và loạn động. Cảm ơn bạn đã chỉ ra giúp mình có ý thức hơn trong việc tu tập, cảm ơn bài giảng rất hay của thầy Thích Chân Quang.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *