♦ Bài viết trước: Chánh nghiệp là gì? Bước thứ tư trong tu tập Bát chánh đạo

Chánh mạng là bước thứ năm trong tiến trình tu tập theo Bát chánh đạo của Phật. Trong đó Chánh mạng là một bước rất quan trọng gắn bó với cả cuộc đời tu hành của ta.

Vậy Chánh mạng là gì?. Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Phật Học Nhập Môn

Lộ trình tu học Phật Pháp (từ căn bản) dành cho người mới bắt đầu


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Chánh mạng là gì?
  • Vì sao chánh mạng lại rất quan trọng?
  • Dấu hiệu thành tựu Chánh mạng
  • Lời kết
  • Chánh mạng là gì?

    cac-tong-phai-phat-giao (6)
    Chánh mạng là gì (ảnh minh họa)

    Chánh mạng nghĩa là sinh kế, một phương thức kiếm sống hay một nghề nghiệp chân chính, tức là ta phải làm cái nghề gì đó để có ăn, để có thể sinh sống được trong xã hội này một cách hợp pháp và chân chính.

    Và đó là một bước rất quan trọng trong quá trình đi đến giải thoát. Đây là một điều rất thực tế trong đạo Phật, giống như câu các cụ vẫn thường nói: “có thực mới vực được đạo

    Vấn đề sinh kế được Phật đặt ra một cách rất nghiêm túc trong việc tu hành. Do vậy, người tu theo đạo Phật không được ảo tưởng và cũng không được liều mạng.

    Chánh mạng cũng là kết quả sau khi thành tựu Chánh nghiệp theo một thứ tự rất logic

    Nếu nhìn gần ta có thể thấy: Khi ta làm một việc gì đó (chánh nghiệp) mang lại lợi ích cho con người, cho xã hội một cách thuần thục và lặp đi lặp lại ngày qua ngày. Ví dụ như xây nhà, đắp đường, thì mặc nhiên sẽ có người cần ta cho ta cơm gạo, tiền bạc và thuê ta làm giúp họ cái nhà, con đường… và từ đó hình thành một cái nghề kiếm sống cho ta.

    Còn nếu như nhìn sâu xa hơn theo luật nhân quả thì khi ta gieo một nhân lành, ví dụ như giúp đỡ người khác một việc gì đó có ích cho họ thì ta sẽ nhận về một quả báo tốt đẹp trong tương lai như công việc phát triển ổn định, tạo ra thu nhập cao, cuộc sống sung túc, đầy đủ…

    Chánh nghiệp → tạo ra phước → Chánh mạng → đủ ăn đủ mặc để tu.

    Do đó, ta thấy Bát chánh đạo của Phật rất thực tế và cũng rất sâu sắc. Đi đúng trên con đường Bát chánh đạo thì bất cứ ai, từ nghèo hèn đến giàu sang, từ người có căn cơ cao hay thấp thì đều có thể tu và giải thoát. Điều này khiến đạo Phật rất bình đẳng với tất cả mọi người.

    Sinh kế chân chính ở đây có hai ý nghĩa để tạo thành Chánh mạng, đó là: vừa đủ vừa đúng.

    + Vừa đủ: nghĩa là cái nghề ta làm phải giúp ta đủ ăn, đủ mặc, và có thể dư ra một chút để ta có thể giúp đỡ người khác và khiến cho ta có thể sống để yên tâm tu hành.

    + Vừa đúng: nghĩa là cái nghề ta làm không được ác, mà chỉ tạo ra phước (có lợi cho đời, cho người…).

    Phước giúp cho ta có công ăn việc làm ổn định, còn nếu cái nghề bấp bênh, lúc được, lúc mất, thì ta biết rằng phước vẫn chưa đủ, và đó cũng là thước đo để biết ta chưa thành tựu chánh nghiệp.

    Phước cũng giúp ta có quyền để chọn một cái nghề thoải mái, theo ý thích. Nên ta cũng biết nếu ta được quyền lựa chọn cái nghề chân chính nào đó theo ý mình (chứ không phải do hoàn cảnh xô đẩy bị bắt làm cái nghề đó) thì cũng do chánh nghiệp của ta đã đầy đủ rồi.

    Vì sao chánh mạng lại rất quan trọng?

    bo-tat-hanh (1)
    Vì sao chánh mạng là rất quan trọng?

    ♦ Thứ nhất: Khi thành tựu Chánh nghiệp, ta có phước để chọn được nhiều nghề rồi, thì đây là lúc quyết định để ta phải chọn cái nghề cho đúng để cho phước mỗi ngày một tăng trưởng.

    Bởi vì, bình thường tu tập Chánh nghiệp thì chỉ khi có cơ hội ta mới làm phước được, còn Chánh mạng nghĩa là ta đi làm mỗi ngày, và vì đó là công việc chân chính tạo ra phước, nên phước của ta cũng tăng trưởng mỗi ngày.

    Do đó, Chánh mạng là rất quan trọng!

    ♦ Thứ hai: Có những cái nghề càng làm càng mang tội mà ta phải biết để tránh. Ví dụ như:

    – Nghề mà luật pháp nghiêm cấm, như: Buôn bán ma túy, vũ khí, cờ bạc…

    – Nghề mà pháp luật cho phép, nhưng đạo lý lại kết tội, như: mở vũ trường, quán bar (là nơi tạo ra môi trường cho tội phạm phát sinh), buôn bán quán nhậu, buôn bán rượu, săn bắn.

    ♦ Thứ ba: Có những nghề khó kết luật là mang tội hay phước, Ví dụ như nghề đánh cá, đồ tể: Vì hoàn cảnh đưa để họ phải làm cái nghề đó theo gia đình để kiếm sống.

    Khó kết luận là tội hay phước là do cái nghề đó họ cung cấp thực phẩm cho xã hội, nhưng lại phạm cái tội là sát sinh.

    ♦ Thứ tư: Có những nghề ít ai để ý, nhưng lại có phước rất lớn, ví dụ như: nghề trồng rừng, giữ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí, cứu hỏa, cứu hộ…

    Một điều nữa có liên quan đến Chánh mạng mà ta cần phải nhớ để không được chủ quan đó là: dù cho ta làm cái nghề có phước, nhưng thiếu thiện chí thì cũng là mang tội. Ví dụ:

    – Làm nghề bác sĩ cứu người, nhưng lại làm một cách thiếu trách nhiệm, khiến người bệnh lại càng bệnh hơn.

    – Người làm nghề công chức nhà nước, nhưng lại thiếu trách nhiệm, hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân.

    – Người làm nghề giữ rừng, nhưng lại nhận hối lộ hoặc làm ngơ cho lâm tặc phá rừng.

    – …

    Chánh mạng = nghề nghiệp đúng + có thiện chí để làm

    Sự thiện chí thì lại xuất phát từ Chánh tư duy, do đó Phật đặt Chánh tư duy trước Chánh mạng là một sự rất logic và trí tuệ.

    Dấu hiệu thành tựu Chánh mạng

    dao-de (2)
    Dấu hiệu của sự thành tựu Chánh mạng (ảnh minh họa)

    Cái dấu hiệu mà Chánh mạng thành tựu là sinh kế bỗng nhiên dễ dàng, ví dụ như sau khi ta làm việc 5 năm, 10 năm… với hết tấm lòng của mình để phục vụ bỗng nhiên ta thấy tiền bạc đến với mình dễ dàng, việc làm ăn thuận lợi.

    Nghĩa là 5, 10 năm qua ta làm việc trong Chánh mạng, tức là làm phước trong sinh kế đã thành tựu.

    Khi thành tựu Chánh mạng ta mới có đủ công đức để thành tựu các Chánh đạo còn lại (gồm: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định)

    Xem thêm: Thiền định là gì? Định nghĩa về Thiền cho người học Phật

    Nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật Pháp và Thiền Định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Định & Phật Học

    Lời kết

    Để hiểu sâu sắc về Chánh mạng là gì. Mời quý vị đạo hữu lắng nghe bài giảng (rất hay) của TT.TS Thích Chân Quang (Trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Chánh tinh tấn là gì? Bước thứ sáu trong tu tập Bát Chánh đạo

    4.9/5
    4.7/5

    2 bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *