♦ Bài viết trước: Chánh mạng là gì? Bước thứ năm trong tu tập Bát chánh đạo

Chúng ta tiếp tục với bước thứ sáu trong tu tập Bát chánh đạo – một bước rất quan trọng để chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa tâm linh trong lộ trình tu tập đi đến giải thoát.

Vậy, Chánh tinh tấn là gì? Hãy cùng PhatTuTaiGia.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Phật Học Nhập Môn

Con đường tu học Phật Pháp (từ căn bản) dành cho người mới bắt đầu


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Chánh tinh tấn là gì?
  • 3 loại tinh tấn
  • Lời kết
  • Chánh tinh tấn là gì?

    Chánh tinh tấn là sự cố gắng đúng để thực hiện sự tu hành cho đến chỗ rốt ráo của sự giác ngộ, giải thoát.

    don-ngo-la-gi (2a)
    Chánh tinh tấn (ảnh minh họa)

    Trong Bát chánh đạo thì có 2 chánh đạo cuối là Chánh niệm và Chánh định, nghĩa là đi sâu vào Thiền định, cũng là đỉnh cao của sự tu tập trong đạo Phật.

    Mà để đi đến được đỉnh cao đó, thì Phật dạy ta phải chuẩn bị cái Chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn là ý chí bền bỉ, là sự nỗ lực, cố gắng trong sự dụng công tu tập Thiền định sau khi đã thành tựu 05 chánh đạo trước đó (gồm Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng)

    Mặc dù để thành tựu được 05 Chánh đạo trước đó thì đã rất gian nan, cực khổ và khó nhọc. Nhưng Phật lại cho rằng không thấm thoát vào đâu so với sự tu tập Thiền định (nghĩa là Chánh niệm và Chánh định). Chính vì vậy, Phật đòi hỏi người đệ tử phải chuẩn bị rất kỹ sự kiên gan, bền chí, sự nỗ lực phi thường (cũng chính là Chánh tinh tấn) trước khi bước chân vào cánh cửa Thiền định.

    Trong kinh có một câu chuyện:

    Có một lần, một người hỏi Đức Phật rằng: “Phật nói có 4 quả vị thánh, như vậy nếu một người không tu theo Đức Phật, mà tu theo vị Giáo chủ của những đạo khác, thì có thể chứng được 4 quả vị đó được chăng?”

    Đức Phật chỉ trả lời rằng: “Nơi nào có Bát Chánh đạo, thì nơi đó có 4 quả vị thánh”

    Câu chuyện đó có ngụ ý rằng muốn nói Bát chánh đạo là một hệ thống tu tập hoàn chỉnh, chỉ có điều con người phàm phu chúng ta hiểu không hết và tưởng lầm rằng đó là đơn giản, tầm thường.

    bo-tat-hanh (1)

    Trong hệ thống hoàn chỉnh đó để hiểu một cách toàn diện hơn thì ta có thể tạm chia làm 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1 gồm 5 chánh đạo đầu tiên (từ Chánh kiến Chánh mạng) Nhằm tạo nên một đời sống đạo đức và cực kỳ thánh thiện

    Giai đoạn 2 gồm 3 chánh đạo cuối cùng (từ Chánh tinh tấn Chánh định) Nhằm tạo nên Thiền định

    Hai giai đoạn này có sự bổ sung qua lại với nhau, nghĩa là:

    – Từ một đời sống thánh thiện, ta mới đủ phước để đi sâu vào Thiền định

    – Và ngược lại, từ sự nhiếp tâm được trong Thiền định sâu xa, ta có thể dựng nên một đời sống thánh thiện.

    Như vậy, giữa đời sống Thánh thiện và Thiền định có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, là một người đệ tử phật dù xuất gia hay tại gia thì ta cũng phải tu song song cả 2 giai đoạn, đó là vừa sống một đời sống thánh thiện tạo phước, vừa tu tập thiền định để nhiếp tâm, vì 2 điều đó hỗ trợ nhau.

    3 loại tinh tấn

    5-chuong-ngai-cua-thien (4a)

    Trong vấn đề tinh tấn hay ý chí tu hành, ta có thể chia làm 3 loại:

    Thứ nhất là hạng người chủ quan, dễ dãi, không tinh tấn: Có thể người này cũng làm một số việc thiện, có đi chùa, có nghe pháp, thích làm việc phước, nhưng chưa được gọi là người tinh tấn trong Bát chánh đạo, bởi họ không có ý chí sắt đá, phi thường đối với sự tu hành.

    Thứ hai là hạng người có sự tinh tấn một cách dữ dội, mãnh liệt, nhưng lại sai lầm: Ta thường gọi là hạng Tà Tinh Tấn.

    Thứ ba là hạng người tinh tấn một cách chuẩn xác, chuẩn mực, đúng với ý Phật: Ta gọi là Chánh tinh tấn.

    Trong 3 hạng người này, thì loại hiếm nhất, khó nhất là Chánh tinh tấn, bởi sự tinh tấn này đòi hỏi sự chuẩn xác, đúng mức, phù hợp với Pháp môn tu tập để nhiếp tâm trong Thiền định.

    Khi nói về sự tinh tấn, ta phải nói đến ý chí, vậy ý chí trong sự tinh tấn là gì?

    Ý chí là một khái niệm rất khó diễn tả bằng ngôn từ, bởi đó là sức mạnh của cái tâm vô hình, nhưng biểu hiện của ý chí là một cái quyết tâm giúp ta làm được 3 điều sau đây:

    Thứ nhất là vượt qua được gian khó

    Xem thêm: 05 Chướng ngại của Thiền trong đạo Phật

    Thứ hai là vượt qua được cám dỗ (Có 3 loại cám dỗ phải vượt qua: Cám dỗ nơi thân, cám dỗ nơi ngoại cảnh, cám dỗ do phước dư thừa)

    Thứ ba là giúp ta theo đuổi lâu dài, đến cùng một công việc, một sự nghiệp, một sứ mệnh… nào đó, ở trong đạo Phật là sự tu tập đi đến giải thoát, giác ngộ.

    download Giáo trình Thiền học (Bản gốc)


    Tải ngay!

    Lời kết

    Để hiểu sâu sắc hơn về Chánh tinh tấn là gì, mời quý đạo hữu lắng nghe bài giảng (rất hay) của TT.TS Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang) qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Bạn có thể để lại ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    ♦ Bài viết tiếp: Chánh niệm là gì? Bước thứ bảy trong tu tập Bát Chánh đạo

    4.9/5
    4.7/5

    Một bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *