Luật nhân quả là một quy luật tự nhiên và có tính tất yếu, theo đó hành động của mỗi người sẽ dẫn đến hậu quả tương ứng. 

Theo luật nhân quả, những hành động tốt (thiện nghiệp) sẽ đem lại kết quả tốt (phước lành) trong tương lai, còn những hành động xấu (ác nghiệp) sẽ dẫn đến kết quả xấu (quả báo) tương ứng.

Vậy, Trả nghiệp là gì? có những trường hợp trả nghiệp nào diễn ra trong đời sống hiện thực của chúng ta. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giáo Trình Thiền Học

Hướng dẫn Thiền định (căn bản) dành cho người mới


Xem ngay!

Nội dung chính
  • Trả nghiệp là gì?
  • 04 trường hợp con người phải trả nghiệp
  • 1. Tai nạn vô tình
  • 2. Oan gia đối mặt (có ác tâm)
  • 3.Trả nghiệp do vô tình gặp người bắt đầu gây nghiệp
  • 4.Oan gia đối mặt (không có ác tâm)
  • Lời kết
  • Trả nghiệp là gì?

    Theo luật nhân quả, trả nghiệp là việc một người bắt buộc phải nhận một kết quả xấu (quả báo) do người đó đã gây ra những hành động xấu (ác nghiệp) trong quá khứ.

    Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy, “gieo gió thì ắt phải gặt bão”…

    Xem thêm: Hiểu đúng về Pháp môn Niệm Phật dành cho người học Phật.

    tra-nghiep-la-gi (3)
    Gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy (ảnh minh họa)

    Nếu trong quá khứ (của kiếp này hay kiếp trước) một người gây ra một hành động xấu (như giết người) thì trong hiện tại hay tương lai người đó sẽ phải chịu một kết quả xấu tương ứng (như bị người giết) để luật nhân quả được vận hành một cách công bằng.

    Vậy, con người sẽ phải trả nghiệp theo những cách nào?

    04 trường hợp con người phải trả nghiệp

    Khi nghiên cứu kỹ về luật nhân quả trong đạo Phật ta sẽ phát hiện ra có 04 trường hợp mà một chúng sinh sẽ phải trả nghiệp trong đời, và con người trả nghiệp sẽ không thể đi ra ngoài được 04 trường hợp này. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu về từng trường hợp:

    1. Tai nạn vô tình

    Tai nạn vô tình (tiếng Anh: accident) là một sự kiện xảy ra bất ngờ và không được dự đoán trước, có thể gây ra thương tích hoặc chết người. Tai nạn vô tình thường xảy ra do sự cố kỹ thuật, sơ suất con người, thời tiết xấu, hoặc các nguyên nhân khác ngoài sự kiểm soát của con người.

    Ví dụ: như mưa bão cuốn người đó chết; cây đổ, sấm sét; sập cầu…

    tra-nghiep-la-gi (2)
    Tai nạn vô tình do cây đổ (ảnh minh họa)

    Đây là trường hợp mà một người phải trả một nghiệp báo xấu ác nào đó trong quá khứ (như làm hại đến môi trường, xã hội hoặc vô tình làm hại đến chúng sinh). Bây giờ các sự kiện ngẫu nhiên, vô tình xảy ra tác động lên người đó để đòi lại sự công bằng (theo luật nhân quả).

    2. Oan gia đối mặt (có ác tâm)

    Đó là người mà ngày xưa mình hại họ, bây giờ nhân quả sắp đặt để họ gặp lại mình đòi nợ được gọi là oan gia đối mặt.

    Nếu như ở trường hợp trả nghiệp thứ nhất được gây ra bởi các sự kiện ngẫu nhiên (ngoài sự kiểm soát của con người) thì trường hợp trả nghiệp oan gia đối mặt (có ác tâm) thì lại gây ra bởi chính con người mà ta đã hại họ trong quá khứ.

    tra-nghiep-la-gi (4)
    Oan gia đối mặt có ác tâm (ảnh minh họa)

    Ví dụ 1: Có 2 người bạn, trong một lần họ gây gổ với nhau, dẫn đến người này đã vô tình đánh chết người kia, mà có thể họ cũng không muốn sự việc xảy ra như vậy.

    Ví dụ 2: Vì một sự tình gì đó trong hiện tại (như tranh giành đất đai…) khiến người A và B có mâu thuẫn, thù oán với nhau, người A có chủ đích muốn giết người B, nên đã cầm dao đâm chết người B…

    Sự thật là những người này trong quá khứ họ có oan trái gì đó với nhau, luật nhân quả khiến họ gặp lại để một người phải trả nghiệp quá khứ.

    Xem thêm: Hướng dẫn Khí công Tâm pháp trong Thiền đạo Phật

    3. Trả nghiệp do vô tình gặp người bắt đầu gây nghiệp

    Đây là trường hợp người gây nghiệp và người trả nghiệp không có liên hệ gì với nhau trong quá khứ (họ không có oan trái với nhau trong quá khứ). Nhưng một người tới lúc phải gây nghiệp (ví dụ nổi điên muốn phải giết ai đó) và một người đã đến lúc phải trả nghiệp (phải chết vì bị giết hại). Và hai người đó vô tình gặp nhau.

    Mặc dù hai người này không phải oan gia đối mặt (như trường hợp 2), nhưng luật nhân quả sắp đặt cho có sự ăn khớp lại để cho một người phải trả nghiệp, còn người kia phải gây nghiệp (do có ác tâm được nuôi dưỡng trước đó, nay phải trổ thành quả bằng hành động gây nghiệp)

    Ví dụ ở nước ngoài những vụ việc có người xả súng vào trường học, thì có thể trong quá khứ người bị bắn chết không có oan trái gì với người xả súng, nhưng họ cũng đã đến lúc phải trả nghiệp (bằng cách bị bắn chết). Và vô tình gặp phải kẻ đang có ý định giết người (do ác tâm được nuôi dưỡng trước đó, nay đã chín muồi và trổ quả bằng hành động gây nghiệp).

    tra-nghiep-la-gi (1)
    Vụ xả súng ở trường học Mỹ khiến ít nhất 17 người chết.

    4. Oan gia đối mặt (không có ác tâm)

    Trường hợp này giống như việc ngộ sát, tức người A trong kiếp này không có ác tâm với người B, nhưng lại vô tình giết chết người B, do người B gây ra một oan trái gì đó với người A trong quá khứ.

    Ví dụ: Có một người say rượu không biết đường về nhà, tìm đại một chỗ để ngủ, nhưng lại vô tình chui dưới gầm chiếc xe ô tô đang đỗ, do người tài xế không biết có người đang nằm dưới gầm xe, nên đã đánh xe tiến lùi, và vô tình đã chèn chết người say rượu nằm dưới gầm xe.

    tra-nghiep-la-gi (2a)
    (Ảnh minh họa)

    Sự thật ở đây là người tài xế và người say rượu đã có oan trái với nhau trong quá khứ, nhưng lúc xảy ra sự cố như vậy, thì người tài xế hoàn toàn không có ác tâm, không cố ý, không xích mích mâu thuẫn (ở trường hợp 2), nhưng do luật nhân quả sắp đặt  để người tài xế phải lái xe chèn chết người say rượu nhằm khiến người say rượu phải trả một quả gì đó đã gây ra với người tài xế trong quá khứ.

    Tham gia nhóm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về Phật học và Thiền định

    (được thực hiện bởi phattutaigia.com)


    Thiền Định & Phật Học (Zalo)

    Lời kết

    Như vậy theo luật nhân quả có 4 trường hợp con người chúng ta phải trả nghiệp do những tội lỗi, ác nghiệp đã gây ra trong quá khứ. Và chúng ta sẽ phải trả nghiệp theo 4 cách:

    Thứ nhất, trả nghiệp do tai nạn vô tình

    Thứ hai, trả nghiệp do gặp oan gia có ác tâm

    Thứ ba, trả nghiệp do vô tình gặp người bắt đầu gây nghiệp

    Thứ tư, trả nghiệp do gặp oan gia không có ác tâm.

    Tất cả những cách trả nghiệp trên khiến luật nhân quả vận hành liên tục và không bỏ sót một ai. Hiểu được như vậy, từ nay ta phải biết sám hối những ác nghiệp đã gây ra trong quá khứ, siêng trồng căn lành ở hiện tại và phát nguyện sẽ thương yêu và tha thứ tất cả cho bất cứ ai đã gây ra lỗi lầm với ta trong quá khứ và ở hiện tại, đó cũng là cách để ta tránh gặp phải những rắc rối trong tương lai.

    Để hiểu sâu sắc hơn về 4 Trường hợp mà con người phải Trả nghiệp, mời quý đạo hữu lắng nghe bài giảng của TT. TS. Thích Chân Quang – Trích trong bài Ý NGHĨA SỰ SÁM HỐI qua video dưới đây:

    (Bấm ▶️ để xem)

    Hãy để lại ý kiến của bạn ở phần bình luận phía dưới để mọi người cùng chia sẻ và góp ý giúp đỡ nhau tu tập tiến bộ hơn.

    Bài viết tiếp:

    4.9/5
    4.7/5

    Một bình luận

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *